Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn luật đất đai hoặc cần hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn từ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Nếu không tự hòa giải được thì nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai để yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải. Do đó, Ban biên tập xin cung cấp mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay đang sử dụng để phục vụ cho viêc hòa giải tranh chấp đất đai giữa các bên.

Tải Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/don-de-nghi-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai.docx

31 mẫu đơn về đất đai mới nhất theo Nghị định 102 và hướng dẫn cách viết

Chính thức: Mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới nhất áp dụng từ 01/8/2024

Mức xử phạt hành vi lấn đất, chiếm đất mới nhất theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP

Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Các yêu cầu giải quyết tranh chấp đất thông thường như: yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, yêu cầu tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu giải quyết lấn chiếm đất, yêu cầu xác định về ranh giới giữa các thửa đất liền kề,…

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án

Trong trường hợp hòa giải không thành tại UBND cấp xã thì các bên gửi đơn đến Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án gồm những giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;

- Giấy tờ của người khởi kiện: CCCD/CMND/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng,...;

- Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND cấp xã nơi có đất có chữ ký của các bên tranh chấp;

- Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (nếu có).

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là tài liệu quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung mẫu đơn đề nghị phải đảm bảo đúng quy định về mặt pháp luật dân sự. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc về nội dung cũng như cách thức viết đơn chi tiết.

Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018.

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người đề nghị); ghi rõ họ tên, nơi cư trú của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp.

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất bao gồm những nội dung tương tự như đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):………………………

Họ và tên tôi là:……………………………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………

CMND/CCCD: ……………………………………………………………………………………

Ngày cấp:……………………………………. nơi cấp:…………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà):……………………………………………………………………………………

Nơi ở:……………………………………………………………………………………

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị …………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ………………………., trú tại …………….. để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Dựa theo mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên, Ban biên tập xin hướng dẫn cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

- Tại phần kính gửi: Ghi rõ tên UBND cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải

- Tại phần thông tin cá nhân: Ghi rõ đầy đủ họ và tên; năm sinh; số CMND/CCCD/Hộ chiếu; ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại.

- Tại phần nội dung vụ việc tranh chấp người viết cần ghi rõ ai đang có tranh chấp với mình (ghi đầy đủ địa chỉ) và kể rõ sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa 2 bên.

- Tại phần tiếp theo ghi rõ số thửa đất, loại đất, hạng đất và địa chỉ của khu đất đang tranh chấp đúng với nội dung được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, sổ hồng).

- Cuối cùng, người làm đơn ghi rõ họ tên chữ ký và tài liệu, giấy tờ có gửi kèm theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai được Ban biên tập ghi sẵn như sau:

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã N, tỉnh T.

Họ và tên tôi là: Phùng Khắc C.

CMT số (thẻ căn cước số): 0703xxxxxxxx.

Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Hộ khẩu thường trú: Thôn X, Xã N, huyện B, tỉnh T.

Chỗ ở hiện tại: Thôn X, xã N, huyện B, tỉnh T.

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): Trịnh Hoài M, Nơi ở: Thôn A, xã N, huyện B, tỉnh T.

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

- Gia đình tôi sử dụng đất ổn định, lâu dài (là di sản thừa kế của ông bà để lại) từ năm 2003. Diện tích đất mà gia đình tôi sử dụng gồm: 500m2 diện tích đất ở và 300m2 đất trồng cây ăn quả.

- Hiện nay, gia đình tôi có nhu cầu xây tường rào với diện tích 800m2. Tuy nhiên, khi triển khai xây tường rào, gia đình ông  Trịnh Hoài M có đất giáp ranh với diện tích đất nhà Tôi) ngăn việc xây dựng, với lý do 150m2 diện tích đất trồng cây ăn quả nằm trong diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình Ông C cấp vào tháng 07 năm 2014.

Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) N tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số 0x loại đất nông nghiệp hạng đất Y địa chỉ thôn A, xã N, huyện B, tỉnh T.