Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong quý I đầu năm ước tính đạt 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những khó khăn trong thực trạng ngành nông sản Việt Nam hiện nay

Đối với tình hình sản xuất trong nước, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 3/2022, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 785 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 52,1% diện tích gieo cấy và bằng 114,8% cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, do năng suất giảm bình quân 0,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (ước tính chỉ đạt 71,8 tạ/ha), nên sản lượng lúa giảm 165,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Về trồng trọng, hầu hết sản lượng cây ăn quả tăng so với cùng kỳ năm trước: Chuối đạt 654,3 nghìn tấn (tăng 3,3%); cam đạt 263 nghìn tấn (tăng 2,1%); dứa đạt 211,2 nghìn tấn (tăng 3,4%); xoài đạt 180,9 nghìn tấn (tăng 2,4%); bưởi đạt 158,2 nghìn tấn (tăng 3,2%); riêng sản lượng thanh long đạt 349,7 nghìn tấn, giảm 3,2% do gặp khó khăn trong xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam

Thị trường của ngành nông sản Việt Nam vẫn rất ổn định và tăng trưởng tốt. Ba tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu tập trung tới các thị trường thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.

Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần). Đứng thứ hai thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần). Ở vị trí thứ ba là thị trường Nhật Bản, với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8%), trong đó nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,3% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản). Thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ tư, với giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4%) và nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 45,2% giá trị).

Cảng Quy Nhơn (Bình Định)

Cảng Quy Nhơn nằm trong vịnh Quy Nhơn với vị trí thuận lợi cho phép tàu thuyền cập bến thuận tiện suốt các mùa trong năm. Chính vì vậy cảng Quy Nhơn được nhiều doanh nghiệp, chủ tàu trong và ngoài nước lựa chọn để thực hiện tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa. Hiện nay cảng Quy Nhơn đã và đang cải thiện chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Tên bến cảng tại cảng biển Quy Nhơn

Cảng cái lân, Quảng Ninh nằm ở trung tâm kinh tế phía Bắc. Đây là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi có thể thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh dịch vụ cảng. Cảng Cái Lân được trang bị hệ thống đường biển, đường bộ tiên tiến giúp giảm tỷ lệ ảnh hưởng bởi thiên tai. Cảng Cái Lân đã và đang phát triển, mở rộng qua từng năm.

Đứng đầu bảng xếp hạng là cảng Yokohama (Nhật Bản), xếp thứ 2 là cảng King Abdullah (Saudi Arabia) và đứng thứ 3 là cảng Chiwan (Thâm Quyến, Trung Quốc).

Đặc biệt, trong top 50 cảng có tên 3 cảng của Việt Nam. Cụ thể, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đứng ở vị trí thứ 46, cảng Hải Phòng đứng ở vị trí số 47 và cảng Cái Mép (cảng Tân Cảng Cái Mép) đứng vị trí thứ 49.

Một trong những lý do quan trọng, giúp cảng Cái Lân có mặt ở vị trí thứ 46 là do năng suất xếp dỡ container của Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT Cái Lân) - đơn vị hoạt động tại cảng Cái Lân ngày càng được cải thiện. Với 6 cẩu giàn, khu vực bãi lưu hàng rộng 14ha và được trang bị loại cẩu mép bến loại Post Panamax, CICT Cái Lân có năng suất xếp dỡ đạt từ 33 - 35 container/cẩu/giờ, có thời điểm lên đến 40 container/cẩu/giờ. Thời gian giải phóng tàu 5.000 TEU chỉ mất hơn một ngày.

Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)

Cảng Dung Quất chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển, trung chuyển hàng hóa trong nước. Với 8 bến cảng, bao gồm 7 bến đã đi vào hoạt động và 1 bến đang trong quá trình xây dựng, hệ thống này đang đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và giao thương trong khu vực.

Hệ thống cảng này có thể tiếp nhận nhiều loại tàu với tải trọng lớn, từ tàu chở hàng đến tàu chở dầu, từ tàu chở dầu thô đến tàu chở container. Sản lượng hàng hóa hàng năm của hệ thống Cảng Dung Quất đạt 18 - 20 triệu tấn, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics và giao thương trong khu vực.

Bến xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Cảng Sài Gòn - Cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng Sài Gòn đóng một vai trò quan trọng chủ chốt trong ngành xuất khẩu, nhập khẩu của miền Nam Việt Nam. Cảng Sài Gòn bao gồm: Tân Cảng, Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước. chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nền kinh tế của khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc, bị ảnh hưởng khá lớn bởi hoạt động của cảng Sài Gòn.

Cảng Cửa Lò, Nghệ an là cảng nằm trong khu vực Bắc Trung bộ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, công ty trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty ở khu vực Bắc Trung bộ. Ngoài ra Cửa Lò còn phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của các đơn hàng đến từ lào và Đông Bắc Thái Lan.

Thực trạng ngành nông sản hiện nay

Dịch Covid 19 đã không còn hoành hành kể từ đầu năm nay. Chuỗi cung ứng cũng đã dần khôi phục lại và ổn định, phục vụ cho việc sản xuất nông sản thuận lợi hơn. Thực trạng ngành nông sản hiện nay có dấu hiệu khởi sắc.

Theo báo VN Economy, trong Quý 1/2022, sản xuất nông nghiệp có những diễn biến trái chiều trong các nhóm ngành.

Tuy nhiên thì về kết quả chung, toàn ngành vẫn tăng trưởng 2,45% so với cùng kỳ.

Đồng hồ sẽ cập nhật tự động nếu bạn bật JavaScript trong trình duyệt của bạn.

Thứ Năm, 12 Tháng Mười Hai, 2024, tuần 50

Xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng logistics đã dần khẳng định vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế nước ta, góp phần tiết kiệm, giảm chi phí lưu thông trong phân phối hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa, từ đó giúp thúc đẩy thương mại, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics là khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp, trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% là doanh nghiệp tư nhân

Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện.  Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc soạn thảo hợp đồng, trừ một vài doanh nghiệp lớn. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ, chưa kể đến việc đối tác có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên còn lại để chèn vào những điều khoản có lợi cho bên họ mà bất lợi cho bên kia.

Hiện nay, các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, các nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ logistics chưa có. Vì thế, trong bài viết này, tác giả sẽ bàn về một số vấn đề lý luận lien quan đến hợp đồng dịch vụ logistics.

Luật Thương mại năm 2005 chưa quy định rõ thế nào là hợp đồng dịch vụ mà khái niệm này được nêu tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng. Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.

Dịch vụ logistics,  theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Trong một cuốn sách tựa đề: The handbook of Logistics Contract (Sổ tay hợp đồng logistics), Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn viết

: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba- 3 PL, chịu trách nhiệm trước một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích kinh tế khác. Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.

3PL- Third party logistics: Người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, 3PL gồm nhiều các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics trước hết là một hợp đồng dịch vụ bên thứ ba, bên thứ ba được một bên đứng ra thuê họ làm các dịch vụ logistics mục đích là giúp cho bên thuê thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn, thay vì họ tự làm các việc đó. Dưới góc độ pháp lý và căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam, có thể khái quát định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics như sau: Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ logistics có những đặc điểm sau:

hợp đồng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thế, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận. Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định. Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A (nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B). Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.

Tính đền bù trong hợp đồng dịch vụ logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dung dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình). Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa thuận trong hợp đồng...

Bên làm dịch vụ phải là thương nhân, còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoat động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân kinh doanh dịch vụ này tùy từng loại dịch vụ mà điều kiện kinh doanh là khác nhau. Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển... Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Nghị định số 163/2017/NĐ-CP).

đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa như: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP.

Đối tượng của hợp dồng dịch vụ logistics là một sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Luật Thương mại n ă m 2005 không quy định về đối tượng dịch vụ mà quy định  này  được  tìm thấy trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 519 (và Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 514).

hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics bắt buộc phải bằng văn bản.

Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi các dịch vụ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời điểm dịch chuyển rủi ro, các trường hợp miễn trách của người chuyên, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản. Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra các bên không có căn cứ pháp lý để giải quyết.

Đứng trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics cũng có những bước phát triển mạnh theo xu hướng đó. Đó là việc gia tăng các hợp đồng giao dịch điện tử, một hình thức mới của giao kết. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định số  52/2013/NĐ-CP) gồm 7 chương, 80 điều đã quy định cụ thể về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.

Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng (khoản 3 Điều 3 Nghị định số  52/2013/NĐ-CP). Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics điện tử được pháp luật thừa nhận.

nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics

Hợp đồng dịch vụ logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật.

Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: (i) Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đó là một công việc cụ thể được mô tả chi tiết; (ii) Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ; (iii) Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ là khoảng thời gian bên cung ứng thực hiện công việc, chuyển giao kết quả và bên sử dụng dịch vụ tiếp nhận kết quả công việc, thực hiện nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận trước đó hoặc ngay tại hợp đồng. Địa điểm thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào tính chất của từng dịch vụ, có thể là địa điểm ký kết hợp đồng, có thể là địa điểm tập kết hàng hóa nơi thông quan, địa điểm nơi đóng gói, địa điểm nơi vận chuyển, địa điểm nơi giám định hàng hóa… (iv) Quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ: Hợp đồng là căn cứ xác lập nên các quan hệ, chủ thể hợp đồng quy định quyền và nghĩa vụ trong các điều khoản độc lập, hoặc cùng một điều khoản tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Quyền và nghĩa vụ các bên được xác định dựa trên tính chất dịch vụ, chính sách khách hàng của bên cung ứng, điều kiện của bên sử dụng dịch vụ hoặc người thứ ba được chỉ định cung cấp dịch vụ hoặc sử dụng kết quả của dịch vụ; (v) Kết quả của dịch vụ: Tùy vào tính chất của dịch vụ, các bên ghi nhận nội dung kết quả của dịch vụ. Kết quả đó thỏa mãn lợi ích của bên sử dụng dịch vụ là căn cứ để bên sử dụng dịch vụ trả tiền phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ; (vi) Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ; (vii) Chấm dứt hợp đồng dịch vụ: Việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ logistics có thể ghi nhận trong hợp đồng (khi hợp đồng đã hoàn thành, các bên thỏa thuận các căn cứ chấm dứt, đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng); (viii) Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp phát sinh: Các bên có thể thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh, luật áp dụng (đặc biệt quan trọng khi một trong các bên có yếu tố nước ngoài). Cách thức ghi nhận phổ biến nhất là các bên tiến hành thương lượng hoặc hòa giải. Khi không hòa giải được, các bên có thể giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.

Như vậy, hoạt động này có nội dung rất “mở”, các bên có thể tự do lựa chọn các dịch vụ cung cấp và tùy theo từng loại hình dịch vụ để ký kết những nội dung cụ thể

Dựa vào nội dung hợp đồng dịch vụ logistics có thể chia thành hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng theo chuyến.

Hợp đồng nguyên tắc được ký giữa hai bên về những điều khoản chung, cơ bản của giao dịch. Hợp đồng không thỏa thuận và nêu rõ các điều khoản về số lượng hàng hóa và giá cước vận chuyển, phí dịch vụ cụ thể. Trong hợp đồng nguyên tắc hai bên sẽ quy định những điều khoản chung làm căn cứ cho việc thực hiện những dịch vụ sau: Thời gian, phương thức, thời hạn thanh toán, chất lượng hàng hóa dịch vụ, phạt chậm tiến độ, phạt chậm thanh toán… Các điều khoản trên sẽ mang tính tương đối và áp dụng chung cho những yêu cầu vận chuyển, yêu cầu chung cho những dịch vụ sau.

Trên hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc về khối lượng hàng hóa, giá cước hàng hóa, thời hạn, phương thức thanh toán… trách nhiệm các bên trong hợp đồng chuyến cũng phải cụ thể, các chi phí phát sinh khi các bên thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ…

Những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện nhiều hoạt động logistics tích hợp, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả logistics cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp không có khả năng tự quản lý và vận hành các hoạt động logistics của mình. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường thực hiện các công việc chính như: Vận tải nội địa, mua bán cước, đóng gói, cho thuê kho bãi, khai hải quan…

4PL là mô hình phức tạp hơn 3PL. 4PL phát triển trên nền tảng 3PL nhưng bao gồm những lĩnh vực rộng hơn, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý cả quá trình kinh doanh. 4PL thực hiện như một hợp đồng hợp nhất các dịch vụ logistics, sử dụng vốn, công nghệ, nguồn lực của mình và của các 3PL khác để thiêt kế, xây dựng, vận hành các giải pháp logistics hiệu quả cho khách hàng. 4PL điều hành tất cả quá trình logistics cho doanh nghiệp, tiếp quản, điều phối và chia sẻ thông tin với các bên thứ 3 mà doanh nghiệp đang sử dụng như: Nhà vận chuyển, các công ty giao nhận, công ty cho thuê kho bãi, 4PL được xem là nhà liên lạc duy nhất thực hiện các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt quá trình phân phối nhằm mục đích vươn tới thị trường toàn cầu, giành lợi thế chiến lược và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

5PL là dịch vụ quản lý logistics cao nhất hiện nay. Sự ra đời gắn với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển logistics điện tử. 5PL là các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp logistics cho khách hàng bằng việc khai thác tối đa ứng dụng công nghệ tích hợp. 5PL nắm vững vai trò tổng hợp các nhu cầu dịch vụ của 3PL để thương lượng mức cước tốt nhất từ các hãng vận tải, với cam kết tiết kiệm và an toàn tối đa. Các doanh nghiệp này phát triển mạng lưới theo dõi hàng hóa từ đầu này sang đầu khác, giúp chủ hàng nắm được các thông tin về hàng hóa trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

Đào Thị Cấm Văn phòng luật sư PRIME VN

Bộ Công thương, Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017, Logistics: Từ kế hoạch đến hành động, Nxb. Công thương, 2017, trang 88.

Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006, The handbook of Logistics Contract: A practical Guide to a Growing Field, Palgrave Macmillan 2006, page 14.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước được quy định tại  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 2008: Là 1 loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Đối tượng chịu thuế : kinh doanh dịch vụ, một số sản phẩm , mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mối mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán ra không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa.

VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia;…

– Thuế giá trị gia tăng:  quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số 2008: là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng

– Thuế Xuất nhập khẩu: được quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu số 2005: Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý), mức thuế từ 0% đến 45%

– Thuế thu nhập doanh nghiệp:  theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 2008: Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế. Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp.

Chú ý: Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12 ­ đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%

– Thuế thu nhập cá nhân:  được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 2007: Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.

– Thuế tài nguyên: Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sảntự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng  tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.

+ Thuế trước bạ:  là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.

+Thuế môn bài:  được quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý doanh nghiệp

Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng. Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng. Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng. Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng

Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại 153/2011/TT-BTC

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định Luật thuế thu nhập cá nhân số 2007

Cá nhân, doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí, quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 2008

Mình liệt kê được một số loại như trên, không biết còn thiếu loại nào nữa không?

1. Đặc điểm dịch vụ của ngân hàng thương mại

Quá trình cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời: Quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng được diễn ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng dịch vụ. Mỗi dịch vụ lại tuân theo một quy trình nhất định không thể chia cắt được thành các loại dịch vụ khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay...

Điều này làm cho ngân hàng không có dịch vụ dở dang, dịch vụ lưu kho mà được cung cấp trực tiếp cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, các ngân hàng thường tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng và các ngân hàng khác bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng trong đội ngũ nhân viên ngân hàng và hiện đại hóa hệ thống cung ứng tạo ra tính đặc biệt của hoạt động dịch vụ này.

Tính không ổn định và khó xác định: Chất lượng dịch vụ mang tính không đồng nhất. Chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng… ). Hơn nữa đối với cùng một cá nhân cung ứng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ đôi khi cũng thay đổi theo thời gian.

Tính không lưu giữ được: Các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại mang tính vô hình, do vậy không thể lưu kho, trong khi đó nhu cầu dịch vụ thường giao động lớn có thời điểm nhu cầu tăng đột biến. Ví dụ, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền tại thời điểm cuối năm là rất lớn, các ngân hàng phải tăng cường phương tiện cũng như nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện các giao dịch hiệu quả nhất.

Dịch vụ mang tính vô hình: Đây chính là đặc điểm chính để phân biệt dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân.Khách hàng khi đến với ngân hàng không thể biết chắc chắn số tiền của mình có được an toàn hay không? số tiền thanh toán cho khách hàng có đúng hẹn hay không? Do vậy, để khắc phục đặc điểm này thì trong kinh doanh ngân hàng phải dựa trên cơ sở lòng tin. Hoạt động của ngân hàng phải hướng vào việc củng cố và tạo ra lòng tin đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính hữu hình của dịch vụ, quảng cáo tăng hình ảnh của ngân hàng, uy tín, tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào hoạt động tuyên truyền cho ngân hàng.

2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại

Quy mô là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự phát triển và hiệu quả thu dịch vụ. Quy mô thu dịch vụ càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ càng cao, thị phần thu dịch vụ càng nhiều.

Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức là phát triển theo chiều rộng), nâng cao hiệu quả thu dịch vụ (phát triển theo chiều sâu). Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi đẩy mạnh hiệu quả thu dịch vụ.

Trong bối cảnh tỷ lệ lợi nhuận cận biên khó tăng do chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng thu hẹp, nhiều ngân hàng đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng, đa dạng hóa nguồn thu theo hướng thu phí và dịch vụ. Trong những năm trở lại đây cơ cấu tạo nguồn thu của các ngân hàng cũng đã có những chuyển biến tích cực.

Cụ thể, tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động của nhóm các ngân hàng lớn và trung bình có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy các ngân hàng đang giảm dần phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Thay vào đó, lợi nhuận từ thu dịch vụ lại đang có xu hướng tăng.

Chi phí, chênh lệch thu chi, tỷ lệ chi phí/thu dịch vụ:

Nếu như chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ thu dịch vụ là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả thu dịch vụ của ngân hàng, thì chi phí đầu tư vào thu dịch vụ lại tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả đưa ra chỉ tiêu chi phí vào thu dịch vụ để đánh giá hiệu quả thu dịch vụ.

Dịch vụ chỉ đóng góp tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu nhập của các ngân hàng nhưng đây lại là mảng kinh doanh nhiều ngân hàng hướng đến với tỷ suất lợi nhuận lên tới 90%. Hiện nay đóng góp vào doanh thu từ dịch vụ của các ngân hàng chủ yếu vẫn đến từ các phí dịch vụ thanh toán và tiền mặt như Mobile Banking, Internet Banking, chuyển tiền... Trong khi đó, phí dịch vụ trong các mảng như thẻ ATM, thẻ tín dụng chủ yếu chỉ đủ để duy trì dịch vụ chứ không có lãi.

3. Thực tế gia tăng hiệu quả quả nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại

Theo dự báo của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tỷ trọng đóng góp của thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng tăng từ mức bình quân 8,6% năm 2018 lên 10% trong năm 2019 và 13,8% trong năm 2020. Kết thúc quý I/2019, báo cáo của nhiều ngân hàng cũng ghi nhận xu hướng tăng thu dịch vụ khả quan.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2019) cho thấy, lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng này tăng đột biến 64%, đạt 969 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ cũng đóng góp tới 1.069 tỷ đồng vào tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tăng 21% so với cùng kỳ và là nguồn thu riêng lẻ lớn thứ hai của ngân hàng này sau tín dụng.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2019 do Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước) công bố cho thấy nhiều ngân hàng thương mại cũng có tăng trưởng ấn tượng đối với thu dịch vụ trong quý I/2019.

Dịch vụ đem lại cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng lợi nhuận tới 745 tỷ đồng, tăng 137% so với cùng kỳ năm trước; lãi dịch vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tăng tới 2,4 lần kỳ trước, đạt 758 tỷ đồng - đóng góp gần 14% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng quý vừa qua, trong khi cùng kỳ năm 2018 tỷ lệ này chỉ hơn 7%; Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, mảng này tăng hơn 2,7 lần - đạt 348 tỷ đồng và chiếm tới 20% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng này; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín thu dịch vụ đạt 642 tỷ đồng - tăng 18%; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong tăng 3 lần lên gần 217 tỷ đồng.

Có thể thấy, phần lớn các ngân hàng hiện nay đều đã có những kế hoạch nhằm đa dạng hoá nguồn thu từ dịch vụ, giảm gánh nặng thu tín dụng, tạo tỷ lệ hợp lý giữa tín dụng và phi tín dụng. Tăng thu từ dịch vụ là xu hướng đúng đắn trong bối cảnh các ngân hàng đang phải nỗ lực đáp ứng chuẩn Basel II (Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới). Bởi muốn thu lãi từ hoạt động tín dụng thì các ngân hàng đều phải tính toán tới việc tăng vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, hướng đi này cũng góp phần giảm thiểu rủi ro, tạo tiền đề cho lợi nhuận tăng trưởng bền vững.

4. Giải pháp gia tăng nguồn thu dịch vụ tại ngân hàng thương mại

Thứ nhất, gia tăng quy mô (doanh thu): Việc tăng cường sản phẩm dịch vụ ngân hàng là một chương trình cần thực hiện thường xuyên bên cạnh công tác đổi mới công nghệ. Dựa trên những sản phẩm dịch vụ hiện có, các ngân hàng thương mại cần chú trọng đến việc áp dụng nhiều hơn dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Ví dụ như các dịch vụ về quản lý tài khoản như quản lý tài khoản tiền gửi, quản lý vốn tập trung, đầu tư tự động, đồng thời thiết lập các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trọn gói với những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng riêng lẻ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ đa dạng với chất lượng và chi phí thấp là một ưu thế quan trọng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.

Thứ hai, tiết kiệm chi phí: Trong thời gian qua, chi phí thu dịch vụ của ngân hàng tăng quá nhanh. Một trong những nguyên nhân là do ngân hàng chưa tìm các giải pháp làm giảm chi phí và sử dụng chi phí hiệu quả hơn.

Tăng cường quản lý, giám sát chi phí, đảm bảo tính thực tiễn và trung thực trong mỗi khoản chi, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các khoản chi sai, vượt định mức.

Ngoài ra để giảm chi phí cần hạn chế tối đa các khoản chi nội bộ, cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết, tránh sử dụng lãng phí vật liệu, giấy tờ, văn phòng phẩm khác... Những khoản chi này tuy nhỏ nhưng nếu giảm bớt sẽ góp phần tích cực vào việc giảm chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, giảm thiểu rủi ro thu dịch vụ: Hướng các dịch vụ đến sự đa dạng mà hậu quả của các hoạt động thu dịch vụ đó không liên quan đến nhau chặt chẽ, giúp loại trừ một số rủi ro; Tung ra các sản phẩm dịch vụ đặc thù cho địa phương, trên cơ sở đã khảo sát kỹ thị trường.

Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động thu dịch vụ để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép, tức là vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động vốn, không dồn toàn lực để đẩy mạnh quy mô thu dịch vụ.

Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự, đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Hoạt động thu dịch vụ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến thu nhập của một hay một số ngân hàng thương mại, mà còn tác động đến hoạt động, đến hiệu quả của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu dịch vụ của ngân hàng thương mại thông qua chỉ tiêu quy mô thu dịch vụ, cơ cấu thu dịch vụ, chi phí, chênh lệch thu chi, tỷ lệ chi phí trên tổng thu dịch vụ, rủi ro của thu dịch vụ.

Khi nói đến nâng cao hiệu quả thu dịch vụ thì phải xác định được các yếu tố môi trường tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu dịch vụ của ngân hàng thương mại. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu dịch vụ của ngân hàng thương mại. Từ đó đánh giá, xác định đúng thực trạng của các ngân hàng thương mại để có giải pháp nâng cao hiệu quả thu dịch vụ.

[1] Ngân hàng Nhà nước (2019), Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2019, ngày 10/3/2019.

[2] Gwahula Raphael. (2013). X-efficiency in Tanzanian Commercial Banks: An empirical investigation. Research Journal of Finance and Accounting, 4(3, 12-22.

[3] O1ena Havrylchyk. (2016). Efficiency of the Polish Banking Industry: Foreign versus Domestic Banks. Journal of Banking & Finance, 4(4), 12- 20.

(*) ThS. Đỗ Thị Thanh Lan - ThS.Lê Thị Khánh Nhơ, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung/tapchicongthuong.vn

Báo giá dịch vụ: Văn phòng ảoChỗ ngồi làm việcPhòng làm việc riêngVăn phòng lưu độngGói Trụ sởPhòng họp cho thuêPhòng họp trực tuyến

1. Vai trò của hạ tầng logistics

Khái quát về hạ tầng logistics:

Hạ tầng logistics là tất cả những cơ sở vật chất và kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng quan trọng phục vụ cho ngành dịch vụ logistics. Hạ tầng logistic bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông là tất cả các hệ thống thông tin dùng để quản lý các hoạt động của hàng hóa như là nhập dữ liệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi. Thiết bị sử dụng cho những hoạt động này bao gồm máy tính, thiết bị điện tử, máy móc phục vụ cho hoạt động thông tin và truyền thông.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một hệ thống bao gồm hệ thống vật chất kỹ thuật, các loại công trình kiến trúc và phương tiện sử dụng cho ngành giao thông vận tải như hệ thống đường xá, cầu cống, nhà ga, sân bay và cảng biển. Ngoài ra, còn có các trang thiết bị đi kèm như là biển báo, đèn tín hiệu, tín hiệu, máy móc, thiết bị  sử dụng trong hoạt động giao thông vận tải.

Vai trò của hạ tầng logistics :

Hạ tầng logistics đáp ứng hoạt động sản xuất và nhu cầu thiết yếu của các chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ của tất cả các doanh nghiệp để góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Hạ tầng logistics còn đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, xử lý và lưu trữ hàng hóa cũng như đảm bảo được về thông tin liên lạc giữa các dây chuyền sản xuất để tạo thành một mắt xích hoạt động liên tục trong quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa, lưu trữ kho bãi hay truyền đạt thông tin là các hoạt động đặc trưng cơ bản của logistics. Cơ sở hạ tầng logistics tác động trực tiếp tới chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp và góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội.

Cơ sở hạ tầng logistics đều đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa và tác động đến các chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Giao thông vận tải trong hạ tầng logistics có vai trò vận chuyển hàng hóa từ khâu này đến khâu khác của chuỗi cung ứng. Từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, đến các khâu chế biến, phân phối tới các kênh phân phối như là đại lý, nhà bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Quá trình này sử dụng nhiều phương tiện giao thông vận tải như là đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Những phương tiện giao thông vận tải thuận lợi, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, công nghệ cao sẽ giúp cho công đoạn vận chuyển, xử lý hàng hóa rút ngắn về thời gian, thuận lợi và hiệu quả. Kho vận cũng đóng một vị trí rất quan trọng trong quá trình lưu thông, lưu trữ hàng hóa. Các hệ thống kho vận càng nhiều và hiện đại thì sẽ phục vụ tốt cho việc cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng cũng như thời gian.

2. Mối liên hệ giữa phát triển hạ tầng logistics với phát triển kinh tế

Đầu tư vào hạ tầng logistics sẽ giúp nâng cao năng lực hệ thống logistics, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ logistics và nâng cao giá trị gia tăng. Phát triển hạ tầng logistics sẽ giúp giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển và tạo cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Từ đó sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cơ sở hạ tầng logistics giúp kết nối cung cầu, kích cầu hàng hóa, phát triển thương mại. Phát triển hạ tầng logitiscs sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn và tăng hiệu quả từ khâu đầu vào nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Hạ tầng logistics giúp cung ứng sản phẩm nhanh, kịp thời, tạo ra các tiện ích về thời gian, địa điểm cung ứng hàng hóa. Hạ tầng logistics cũng giúp mở rộng thị phần cho doanh nghiệp, từ đó doanh thu và lợi nhuận tăng lên, góp phần vào phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như phát triển kinh tế của đất nước nói chung.

Phát triển hạ tầng logistics cũng giúp đảm bảo thời gian cung cấp nguyên liệu và phân phối hàng hóa, từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các thị trường nguyên liệu và thị trường hàng hóa ở xa, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và kích thích sản xuất tại các địa phương, phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền. Hạ tầng logistics giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường các nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các nước xuất khẩu do nâng cao được chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian vận chuyển, bảo quản hàng hóa nhất là các hàng hóa thực phẩm như rau quả, hải sản, thực phẩm tươi sống.

Cơ sở hạ tầng logistics phát triển giúp giảm chi phí logistics và việc vận chuyển hàng hóa được thông suốt do sự kết nối chặt chẽ giữa các cảng, ga, đường sắt, đường bộ và đường hàng không.

Phát triển hạ tầng logisitcs còn giúp mở rộng thị trường trên toàn thế giới, thúc đẩy sự kết nối mạng lưới của các công ty logistics toàn cầu, từ đó hàng hóa có thể tiếp cận được với nhiều nơi trên thế giới, thị phần được mở rộng. Ngoài ra, còn thu hút đầu tư trực tiế nước ngoài vào phát triển hạ tầng logistics, góp phần mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

3. Chính sách phát triển hạ tầng logistics

Phát triển hạ tầng logistics là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia. Do vậy, chính sách về hạ tầng logistics tạo ra sự đột phá trong hoạt động logistics và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay:

- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Hoàn thiện sửa chữa, duy tu, bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt.

- Phát huy vai trò đô thị lớn, tháo gỡ điểm nghẽn, thu hút các nguồn lực cho phát triển đô thị hiện đại, gắn kết với phát triển khu vực nông thôn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện thực tế của vùng và của mỗi đô thị.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số một cách đồng bộ, hiện đại, phát triển hệ sinh thái số với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ mô hình kinh doanh mới, phát triển công nghệ nền tảng tạo đột phá trong quá trình chuyển đổi số.

- Nghị định số 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, bổ sung các nội dung thúc đẩy phát triển hạ tầng logisitcs như quy định về kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, điều kiện về địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới.

- Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành, các cấp và các địa phương từ nay đến năm 2030, trong đó có một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải và logistics. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tái cơ cấu thị trường vận tải một cách hợp lý, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác của hệ thống giao thông vận tải và thúc đẩy vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các phương thức vận tải khác nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, bảo đảm tiết kiệm nhiên liệu hơn, có mức phát thải thấp hơn (đường thủy và đường sắt). Thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM. Xây dựng, ban hành và áp dụng mức tiêu thụ nhiên liệu cho một số loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch. Thực hiện đề án phát triển dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải, giảm tiêu hao nhiên liệu, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận tải hàng hóa.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia hiện có nhiều du học sinh Việt Nam nhất.

Tỷ lệ Du học sinh ở nước nào đang cao nhất?

Theo thống kế khảo sát của Bộ giáo dục đã đưa ra, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%.

Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%.

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%.

Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới.

Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học.

Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước.

Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018.

Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.

Vì sao Nhật và Australia lại có số lượng du học sinh đông như vậy?

Đối với không ít người Việt Nam thời gian gần đây “đổ xô” đi du học Nhật Bản vì ở đây học phí rẻ và chi phí cũng không quá cao, trong khi đó cơ hội làm việc kiếm tiền cũng là mục đích chính cho nhiều người.

Trong khi đó, Australia có số lượng du học sinh Việt Nam lớn bởi một phần do ở Australia cộng đồng người Việt đông đúc nên việc lựa chọn Australia là điểm đến cũng là một phần lý do. Ngoài ra, thời gian gần đây do tỷ giá đồng Đô la Australia xuống thấp nên đã phần nào giải quyết vấn đề tài chính cho nhiều du học sinh. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Australia cũng là một rào cản lớn cho du học sinh, nhưng bù lại du học sinh cũng được phép đi làm thêm nên cũng phần nào giảm bớt khó khăn về mặt sinh hoạt. Ngoài ra, du học sinh tại Australia cũng có nhiều cơ hội với những chính sách mở của Chính phủ Australia dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp.

Dự đoán tình hình du học sinh Việt Nam thời gian tới

Trong những năm tới đây, số lượng du học sinh Việt Nam sẽ ngày càng tăng ở các nước như Nhật Bản, Australia hay Canada. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ giảm đáng kể do tác động của kết quả bầu cử tổng thống ngày 8/11, ông Donald Trump lên làm tổng thống Hoa Kỳ sẽ áp dụng hàng loạt những chính sách bất lợi dành cho du học sinh.

Nhật Bản hiện nay đang có nhiều chính sách tích cực dành cho sinh viên Việt Nam bởi mối quan hệ hợp tác Việt  - Nhật ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, rất nhiều chương trình học bổng được triển khai dành cho các bạn trẻ Việt Nam, bao gồm các chương trình Học bổng của chính phủ và của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Canada là đất nước có nền giáo dục đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Mỹ và Anh, hiện nay Chính phủ Canada đang có nhiều chính sách nhằm thu hút du học sinh đến học tập tại đất nước yên bình này.

Australia: Với tỷ giá đồng đô la Australia so với Việt Nam Đồng hiện nay đang giữ ở mức thấp và ổn định, nhiều người sẽ hướng tới Australia làm điểm đến bởi nhiều cơ hội cho tương lai của họ hơn.

Ngoài ra, New Zealand cũng là một điểm đến lý tưởng mới dành cho du học sinh khi đất nước này đang chuẩn bị đưa ra một loạt chính sách mới hỗ trợ cho sinh viên quốc tế cũng như chính sách đơn giản hoá visa dành cho du học sinh.

Hiện nay, lựa chọn du học tại Anh không còn là ưu tiên hàng đầu đối với phụ huynh và học sinh Việt Nam như khoảng 5 năm trước đây. Điều này là vì cách đây không lâu một số chính sách của Anh dành cho du học sinh đã bị hạn chế rất nhiều đặc biệt là việc Anh đã yêu cầu du học sinh bổ sung them skills IELTS và sau việc Anh tách ra khỏi liên minh Châu Âu đã khiến cho du học sinh khó khăn hơn về cơ hội việc làm tại đây.

Theo quy định, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều trường hợp người lao động có tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao và số năm đóng bảo hiểm xã hội dài nên khi nghỉ hưu có mức hưởng lương hưu khá cao.

Lương hưu cao do đóng bảo hiểm xã hội mức cao với thời gian dài

Ông P.P.N.T. (cư trú Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang là người có mức lương hưu cao nhất cả nước với hơn 124 triệu đồng/tháng. Trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty. Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 5 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Để có được mức lương hưu như hiện tại, ông T. đã có hơn 23 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó, giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực tế (số tiền đóng bảo hiểm xã hội không bị giới hạn mức trần), mức đóng bảo hiểm xã hội của ông T. rất cao. Có những thời điểm, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T. là hơn 200 triệu đồng/tháng.

Khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, đã quy định mức trần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hoặc lương cơ sở).

Theo đó, từ tháng 1/2007 đến 3/2015, ông T. luôn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao nhất theo quy định, với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 15,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, gần 2 năm trước thời điểm nghỉ hưu (mức lương cơ sở khi đó là 1,15 triệu đồng), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của ông T. là 23 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thời điểm tháng 4/2023, cả nước có 471 trường hợp có mức hưởng lương hưu từ 20 triệu đồng trở lên.

Trong đó: mức hưởng từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng là 382 trường hợp; từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng là 80 trường hợp; từ 50 triệu đồng trở lên là 9 trường hợp.

Các trường hợp này đều làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức cao (trước năm 2007) hoặc theo mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung/mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (từ năm 2007 trở đi).

Người lao động hiện nay được tính lương hưu như thế nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu (từ năm 2022) như sau:

- Đối với lao động nam nghỉ hưu, cứ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu, cứ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng thêm.

Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu

Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu ùn tắc. Nông sản không có đầu ra đành phải kêu gọi nhiều người dân trong nước khắp nơi giải cứu.

Hiện tại đã là giữa năm 2022, thực trạng ngành nông sản hiện nay ở Việt Nam đã biến chuyển như thế nào thì hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu vấn đề này.