Việc phục hồi tỷ giá đồng Yên là một bài toán dành cho chính phủ Nhật Bản. Quốc gia này đã từng vực dậy sau thế chiến thứ hai thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng vào việc đồng Yên phục hồi giá trị vào thời điểm các bạn học xong.

Lý do xuất hiện tiêu cực của việc đồng Yên giảm

Nếu như có theo dõi tình hình Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp nhiều thông tin ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề tỷ giá Yên Nhật giảm. Tuy nhiên hãy cùng DEOW nhìn lại nguyên nhân này:

Xuất phát từ lúc phát sinh dịch bệnh Corona (tên cũ của dịch Covid-19) vào đầu năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đóng cửa biên giới, không cho nhập cảnh từ 4/2020. Mãi đến kỳ 4/2022 thì mới dở bỏ lệnh hạn chế nhập cảnh, điều này đã dẫn đến việc số lượng dồn ứ du học sinh, kỹ sư, thực tập sinh kỹ năng đồng loạt nhập cảnh ào ạt.

Các sự kiện nổi bật trong năm 2023

Hiện tại đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam vẫn không ngừng tăng mạnh. Năm nay là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan Hệ Ngoại Giao Việt – Nhật. Ngoài các sự kiện giao lưu kỷ niệm, dự kiến sẽ có nhiều chương trình ưu đãi riêng dành cho công dân Việt Nam.

Hãy đón chờ các cập nhật tin tức từ DEOW trong tương lai nhé

Theo dự báo trước đó, tại Nhật Bản có nguy cơ cao xảy ra một trận siêu động đất dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Việc hủy bỏ cảnh báo siêu động đất diễn ra sau khi nước này xác nhận không có hoạt động địa chấn mới nào xung quanh rãnh Nankai.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết tính đến ngày 14/8, cơ quan này đã không phát hiện thấy bất kỳ hoạt động địa chấn nào cho thấy những thay đổi đáng lo ngại trong khu vực. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi công chúng vẫn cảnh giác và chuẩn bị, vì khả năng xảy ra một trận động đất lớn vẫn chưa được loại trừ.

Nhật Bản từ lâu đã lo ngại về nguy cơ cao xảy ra một trận động đất mạnh 8 đến 9 độ dọc theo rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới, với dự đoán rằng một khu vực rộng lớn có thể bị rung chuyển và các vùng ven biển bị sóng thần nhấn chìm.

Nhật Bản đã ban bố cảnh báo siêu động đất chỉ vài giờ sau khi một trận động đất có độ lớn 7,1 làm rung chuyển khu vực Tây Nam Nhật Bản vào ngày 8/8, với tâm chấn nằm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki - phía Tây Rãnh Nankai.

Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024 (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Cảnh báo siêu động đất trên rãnh Nankai sau khi được ban bố đã thúc đẩy Chính phủ trung ương và các cộng đồng địa phương tăng cường những biện pháp sẵn sàng ứng phó thảm họa trong tuần qua, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh nghiệp du lịch trong mùa cao điểm.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, cảnh báo đã được áp dụng cho 707 đô thị thuộc 29 tỉnh nơi dự kiến có rung chuyển mạnh và sóng thần cao trong trường hợp xảy ra động đất lớn. Chính phủ Nhật Bản ước tính rằng trong trường hợp xấu nhất, một trận siêu động đất ở rãnh Nankai có thể gây thiệt hại hơn 200.000 tỷ Yen (1.360 tỷ USD).

Lịch sử cho thấy một trận siêu động đất xung quanh rãnh Nankai xảy ra khoảng 100 - 150 năm một lần. Khoảng 80 năm đã trôi qua kể từ lần gần nhất.

Ngày 11/3/2011, Nhật Bản hứng chịu trận động đất có cường độ 9 độ, gây sóng thần khổng lồ và dẫn đến thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận tại Nhật Bản.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tokyo cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất ở rãnh Nankai "tăng vài lần" so với thông thường, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở vùng tây nam.

Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 7,1 độ rung chuyển vùng tây nam Nhật Bản chiều 8/8, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phát cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất "cao hơn bình thường" xung quanh rãnh Nankai, rãnh ngầm chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên họ đưa ra cảnh báo như vậy.

Chính phủ Nhật Bản vốn ước tính có 70-80% khả năng xảy ra siêu động đất mạnh 8-9 độ dọc rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới. Trong kịch bản xấu nhất, siêu động đất có thể làm rung chuyển khu vực rộng lớn từ Kanto đến Kyushu, gây sóng thần nhấn chìm các vùng ven biển Kanto đến Okinawa. Số người thiệt mạng có thể lên đến 323.000.

Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cho biết xác suất xảy ra siêu động đất hiện "tăng vài lần". Tuy nhiên, JMA cũng nhấn mạnh "điều này không có nghĩa là chắc chắn sẽ xảy ra động đất lớn".

Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cảnh báo về nguy cơ siêu động đất. Ảnh: Jiji

Cảnh báo của JMA không khuyến cáo người dân phải sơ tán, nhưng nhắc nhở cần duy trì cảnh giác trong khoảng một tuần. "Không thể dự đoán chính xác các khu vực cần chuẩn bị ứng phó, nhưng tất cả đều phải thận trọng trước mọi tình huống có thể xảy ra", ông Hirata nói.

Rãnh Nankai dài khoảng 800 km, là nơi các mảng kiến tạo Á - Âu và Philippine giao nhau. Những trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai khoảng 100 năm một lần, nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm.

Trong lịch sử, các trận động đất ở rãnh ngầm này gây thiệt hại nghiêm trọng, lần gần nhất là vào ngày 21/12/1946, gây sóng thần lớn, khiến 1.330 người chết.

Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. Đồ họa: NHK

Thủ tướng Fumio Kishida hôm nay hủy kế hoạch thăm Trung Á đã được lên lịch vào 9-12/8, sau thông tin từ JMA.

JMA lập cơ chế cảnh báo liên quan đến siêu động đất tiềm tàng ở rãnh Nankai từ năm 2017. Cơ chế này được kích hoạt khi rung chấn mạnh trên 6,8 độ xảy ra ở khu vực có nguy cơ siêu động đất hoặc khi có chuyển động địa chất bất thường.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới. 4 trong số hàng chục mảng kiến tạo lớn tạo nên bề mặt Trái Đất nằm ở Nhật Bản. Động đất thường xảy ra tại đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo. Quốc đảo này cũng nằm trên "Vành đai lửa", chuỗi các núi nửa và địa điểm hoạt động địa chấn ở rìa Thái Bình Dương, khiến Nhật Bản hứng chịu khoảng 18% các trận động đất hàng năm trên thế giới.

Bộ Thiên tai Nhật Bản cho biết khoảng 10 người bị thương, một số công trình bị hư hại sau trận động đất 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.

Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP

Đức Trung (Theo Kyodo, Japan Times)

Chính phủ Nhật Bản thông báo kết thúc cảnh báo đặc biệt về nguy cơ siêu động đất, nhưng không loại trừ hoàn toàn rủi ro trong tương lai.

"Do không phát hiện hoạt động địa chất nào bất thường, cảnh báo về chú ý đặc biệt đã kết thúc vào lúc 17h (15h giờ Hà Nội). Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa hoàn toàn không còn rủi ro động đất mạnh", Bộ trưởng Ứng phó Thảm họa Nhật Bản Yoshifumi Matsumura ngày 15/8 thông báo.

Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo sau một tuần kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác với nguy cơ xảy ra siêu động đất có thể gây sóng thần và mức độ tàn phá lớn.

Cảnh báo được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đưa ra sau trận động đất mạnh 7,1 độ làm rung chuyển vùng tây nam Nhật Bản chiều 8/8 và khiến 14 người bị thương. Trong khuyến cáo về siêu động đất, JMA nói nguy cơ rung lắc mạnh và sóng thần có thể xảy ra xung quanh rãnh Nankai, rãnh ngầm chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương.

Văn phòng Nội các Nhật Bản sau đó ban hành khuyến cáo cảnh giác về động đất và sóng thần đối với 707 địa phương ở 29 tỉnh. Thủ tướng Fumio Kishida đã phải hủy lịch trình công du 4 ngày ở Trung Á để tập trung điều hành chính phủ.

Ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP

Một số siêu thị Nhật Bản phải hạn chế bán nước đóng chai, thực phẩm và mặt hàng sinh hoạt cơ bản như giấy vệ sinh vì nhu cầu tăng đột biến. Mạng lưới đường sắt cao tốc Nhật Bản cho giảm tốc độ các chuyến tàu, trong khi cơ sở hạt nhân được yêu cầu tăng cường kiểm tra khả năng ứng phó thảm họa.

"Chúng tôi trước đó đã yêu cầu các biện pháp cảnh giác đặc biệt, trong đó có khuyến cáo người dân chuẩn bị tinh thần sơ tán ngay lập tức trong đêm. Tuy nhiên, những bước này không còn cần thiết. Người dân Nhật Bản có thể trở lại với nhịp sống bình thường", ông Yoshifumi Matsumura nói.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử JMA phát cảnh báo về siêu động đất, khiến nhiều người Nhật bối rối và lo sợ, dù họ đã quen thuộc với các trận địa chấn.

Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. Đồ họa: NHK

Rãnh Nankai là vùng hút chìm dài khoảng 800 km, nơi mảng Á-Âu va chạm với mảng biển Philippines, khiến nó trượt xuống dưới và chìm vào lớp phủ của Trái Đất. Vùng hút chìm thường tạo ra những trận động đất mạnh 8-9 độ.

Chính phủ Nhật từng ước tính có 70-80% khả năng xảy ra siêu động đất mạnh 8-9 độ dọc rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới, có thể làm rung chuyển khu vực rộng lớn từ Kanto đến Kyushu, gây sóng thần nhấn chìm các vùng ven biển Kanto đến Okinawa.

Trong kịch bản xấu nhất của siêu động đất Nankai, giới chuyên gia dự báo khoảng 300.000 người thiệt mạng và thiệt hại tài sản có thể hơn 1.360 tỷ USD.