Giá Gói Thầu Và Dự Toán Gói Thầu
Khi tham gia nhà thầu cần lưu ý cả gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán gói thầu đều được duyệt. Trong những tình huống dự toán gói thầu được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì khi bỏ thầu, nhà thầu cần bỏ giá cao hơn thì không đủ điều kiện xem xét trúng thầu. Trong tình huống dự toán gói thầu được duyệt cao hơn thì ta có thể bỏ giá dự thầu cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Lúc đó cần lưu ý nên để thấp hơn dự toán gói thầu được duyệt để không vướng vào tình huống bị kết luận là vượt giá gói thầu.
Gói thầu xây lắp (Construction Work Package)
Gói thầu xây lắp - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Construction Work Package.
Gói thầu xây lắp là gói thầu liên quan đến xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình dân sự hoặc quân sự như xây dựng nhà ở, nhà làm việc, trường học, bệnh viện, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kĩ thuật của địa phương hay quốc gia, căn cứ quân sự...
Các gói thầu xây lắp hình thành ở giai đoạn thực hiện dự án. Nhà thầu tham gia đấu thầu xây lắp được gọi là nhà thầu xây lắp hoặc nhà thầu xây dựng. Khác với nhà thầu tư vấn và nhà thầu phi tư vấn, nhà thầu xây lắp thường là doanh nghiệp với năng lực tài chính và kĩ thuật nhất định bởi họ phải sử dụng nhiều lao động cùng với nhiều chủng loại máy móc thiết bị thi công.
Nhà thầu còn phải tạm ứng một phần tiền khi thực hiện công việc cho bên mời thầu nếu trúng thầu rồi sau đó mới được thanh toán.
Gói thầu hàng hóa là gói thầu trong đó sản phẩm mà bên mời thầu cần mua sắm trong trường hợp này là hàng hóa các loại như thuốc men, trang phục, bàn ghế làm việc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu... Chủ yếu các loại hàng hóa mà bên mời thầu cần mua là hàng hóa sản xuất sẵn và đang lưu thông trên thị trường.
Khi đó, nhà thầu cung cấp hàng hóa có thể là nhà phân phối hoặc nhà sản xuất. Trong một số trường hợp khác, bên mời thầu muốn mua hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu cụ thể của mình thì nhà thầu chỉ có thể là nhà sản xuất vì nhà thầu sau khi được lựa chọn và kí kết hợp đồng mới tiến hành sản xuất hàng hóa đó. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn
(MPI) - Câu hỏi của Công ty Cổ phần Hóa chất cơ bản miền Nam.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Theo hướng dẫn tại Khoản 15.1 Mục 15 Chương I Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.
Đối với vấn đề của Quý Công ty, việc đánh giá E-HSMT được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 75 và Điều 76 Luật Đấu thầu).
Ngoài ra, tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tư vấn được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT. Theo đó, việc E-HSMT đưa yêu cầu “doanh thu trung bình về dịch vụ tư vấn trong 03 năm (2018-2020)” để đánh giá kinh nghiệm và năng lực là không phù hợp, có thể dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu./.
Bạn đã biết chi phí lập dự toán gói thầu gồm những nội dung gì và lập như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về chi phí lập dự toán gói thầu.
Chi phí lập dự toán gói thầu (cập nhật 2023)
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng
d) Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
Sự khác nhau giữa giá gói thầu và dự toán gói thầu
Giá gói thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối đa mà Chủ đầu tư quyết định cho gói thầu và cũng chính là cơ sở để làm mục tiêu phê duyệt trúng thầu (khi giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt), giá ký hợp đồng thì không thể vượt quá giá trúng thầu. Có thể hiểu đơn giản đó là giới hạn của ngân sách mà Chủ đầu tư bỏ ra để trả cho gói thầu, trong trường hợp cần phải thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu chung của dự án và thủ tục sẽ tương đối phức tạp. Tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt là cột mốc để xác định giá gói thầu có hợp lý không. Đối với những dự án không phức tạp thì khi xây dựng kế hoạch đấu thầu được xác định luôn bằng dự toán gói thầu và không cần lập dự toán gói thầu ở các bước sau nữa.
Dự toán của gói thầu được tạo nên từ việc xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thì cần thực hiện dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt. Chính vì vậy đối với những dự án lớn, thời gian thực hiện sẽ dài hơn và dự toán gói thầu sẽ chính xác hơn và được thay thế giá gói thầu theo xử lý tình huống tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:
"2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu."
Chi phí khi lập dự toán gói thầu đối với gói thầu lắp đặt thiết bị
Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:
Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được xác định theo công thức sau:
GGTLĐTB = GLĐ + GCT + GKLĐ + GDPLĐ (2.17)
- GGTLĐTB: dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
- GLĐ: chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh;
- GCT: chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật;
- GKLĐ: chi phí khác có liên quan của gói thầu (nếu có);
- GDPLĐ: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị.
Phương pháp xác định các nội dung chi phí trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị (chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử nghiệm thiết bị) được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.6, mục 2.7 Mục 1 Phụ lục này.
Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được xác định theo công thức sau:
GDPLĐ = GDPLĐ1 + GDPLĐ2 (2.18)
- GDPLĐ1: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh của dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được xác định theo công thức:
GDPLĐ1 = (GLĐ + GCT + GKLĐ) x kps (2.19)
kps là tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (kps ≤ 5%).
- GDPLĐ2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị vào công trình được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình theo công thức (2.10) tại Mục 1 Phụ lục này, trong đó là giá trị dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị chưa bao gồm dự phòng được thực hiện trong khoảng thời gian thứ t.
Thời gian đế tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị là thời gian thực hiện gói thầu.