Lý Thuyết Tin Học Lớp 9 Bài 10
Câu 1: Những đại phân tử nào sau đây thuộc nhóm axit nucleic?
Bài tập cơ bản - nâng cao SGK bài 6 sinh học 10
Câu 1: Hãy cho biết các đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Chức năng chính của ADN là lưu giữ cũng như truyền đạt thông tin di truyền. Vì vậy:
Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN giúp cho chính phân tử này phù hợp với các chức năng của mình:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste - liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Hai mạch của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hidro thông qua sự bắt cặp bổ sung của các bazo nito. Mặc dù các liên kết hidro này rất yếu nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định nhưng cũng dễ dàng cắt đứt trong quá trình sao chép.
- Nhờ các cặp Nu bắt cặp với nhau dựa trên nguyên tắc bổ sung đã giữ cho chiều rộng ADN luôn ổn định, các vòng xoắn của phân tử ADN có thể dễ dàng liên kết với protein để hình thành nên cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được lưu giữ.
- Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nu đã hình thành nên tính đặc trưng cũng như đa dạng của ADN ở các loài sinh vật.
Câu 2: Hãy cho biết có bao nhiêu loại phân tử ARN và các nhà nghiên cứu đã phân loại chúng dựa vào tiêu chí nào?
Có 3 loại phân tử ARN và chúng được phân loại dựa trên cấu trúc và cả chức năng của chúng:
- mARN - hay còn gọi là ARN thông tin: Mang chức năng sao chép những thông tin di truyền có từ gen cấu trúc sau đó đem đến riboxom và đây là nơi tổng hợp protein.
- tARN - hay còn gọi là ARN vận chuyển: Có chức năng giúp vận chuyển các acid amin đến riboxom để thực hiện quá trình tổng hợp protein.
- rARN - hay còn gọi là ARN riboxom: Là thành phần cấu trúc của ribôxôm - đây là nơi tổng hợp nên protein.
Câu 3: Tế bào thường chứa các enzim sửa chữa các lỗi sai liên quan đến trình tự nuclêôtit. Theo em thì đặc điểm nào của cấu trúc ADN giúp nó có khả năng sửa chữa những lỗi sai đó?
- Các enzim có khả năng sửa chữa những lỗi sai liên quan đến trình tự các nuclêôtit của phân tử ADN là do mỗi phân tử ADN đều có cấu tạo 2 chuỗi: các pôlinuclêôtit kết hợp với nhau dựa trên NTBS. Đó A mạch này liên kết với T của mạch kia với 2 liên kết hiđrô, G của mạch này liên kết với X của mạch kia với 3 liên kết hiđrô (và ngược lại), chính vì thế, khi có sự sai hỏng (hay đột biến) ở một mạch thì mạch còn lại sẽ được thành khuôn để sửa chữa cho mạch bị sai hỏng nhờ sự tác động của các enzim.
Câu 4: Tại sao chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng lại có khả năng tạo nên những sinh vật mang những đặc điểm cũng như kích thước rất khác nhau?
Phân tử ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X, nhưng vì số lượng, thành phần cũng như trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trên phân tử ADN có sự khác nhau nên từ bốn loại nuclêôtit đó có khả năng tạo thành vô số các phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại có khả năng điều khiển quá trình tổng hợp các prôtêin khác nhau nên quy định các tính trạng rất đa dạng mà đặc thù ở các loài sinh vật.
Câu 5: Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.
Đường Đêôxiribôzơ (C5H10O4), mất 1 nhóm OH ở C số 2 so với đường ribose
Đoạn văn song song lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.
→ Đoạn văn trên là đoạn văn song hành. Đoạn văn không có câu chủ đề, không có nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Tất cả các câu đều có vai trò ngang hàng nhau: Câu thứ nhất nêu đặc điểm về hình dáng, chất liệu của can chiếc nón lá; câu thứ hai nêu công dụng của chiếc nón lá; câu thứ ba liệt kê các loại nón lá; câu thứ tư mở rộng thêm kiến thức về một nón khác là nón lá dứa.
II. Đặc điểm của đoạn văn song song
III. Chức năng của đoạn văn song song
- Đoạn văn nhằm triển khai nội dung song song với nhau.
IV. So sánh đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
- Đều là cách trình bày đoạn văn
Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn
Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn
V. Bài tập về đoạn văn song song
Bài 1. Xác định cách trình bày đoạn văn trong các đoạn trích sau:
a. Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
So sánh ADN và ARN - bài 6 sinh học 10
- Đều có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ nhiều đơn phân
- Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần liên kết lại với nhau
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị - photphodieste tạo thành mạch
Đường Đêôxiribôzơ (C5H10O4), mất 1 nhóm OH ở C số 2 so với đường ribose
Cấu trúc không gian của ADN - bài 6 sinh học 10
Năm 1953, Francis Harry và James D. Watson đã gây ra chấn động trong giới khoa học khi họ công bố cấu trúc của ADN thông qua nghiên cứu nhiễu xạ tia X. Hai nhà khoa học đã chỉ ra cấu trúc của ADN gồm hai mạch song song và ngược chiều, xoắn lại với nhau theo chiều xoắn phải. Từ đó đưa ra dự đoán cho quá trình tổng hợp, sao chép ADN.
- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo thành những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 3.4nm (34Å) như vậy mỗi nu sẽ có kích thước là 0.34nm (3,4Å) và đường kính là 20 Å.
- Hai mạch liên kết với nhau thông qua sự bắt cặp giữa các nu của hai mạch nhờ các liên kết Hydro. Nu loại A luôn luôn bắt cặp với T và G luôn luôn bắt cặp với X
- Cặp A - T tạo ra 2 liên kết hidro và cặp G - X tạo 3 liên kết hidro
3 chức năng quan trọng của phân tử ADN là:
Mã hóa các thông tin di truyền bằng sự đa dạng khổng lồ về số lượng, thành phần và trình tự các nucleotit trên phân tử ADN.
Bảo quản thông tin di truyền: Khi diễn ra quá trình sao chép ADN, nếu trong có xuất hiện các sai hỏng thì phân tử ADN sẽ được hệ thống các enzym sửa chữa có mặt trong tế bào sửa lại lỗi sai đó.
Bảo tồn các thông tin di truyền: cấu trúc rất bền và nhờ quá trình nhân đôi ADN nên thông tin di truyền được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Đăng ký ngay khóa học DUO để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
ARN (Axit ribonucleic) là một đại phân tử có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Với mỗi cấu trúc và chức năng khác nhau, ARN được chia thành 3 loại cơ bản là mARN, tARN, rARN
- ARN có mặt ở khắp nơi trong tế bào: trong nhân, nhiễm sắc thể, ty thể, lạp thể, đặc biệt có nhiều trong ribôsôm, tế bào chất
- Trong phân tử ARN thường chứa các base nitơ, chúng chiếm tỉ lệ từ 8-10%
- Hầu như chúng đều ở cấu trúc bậc một (trừ trường hợp mARN ở đoạn đầu).
- Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau thông qua liên kết cộng hóa trị.
- Cấu tạo từ những nguyên tố hoá học là C, O, H, N, P.
b) Cấu trúc đơn phân (nuclêôtit)
Một đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:
- Bazơ nitơ tương tự ADN cũng gồm 2 loại chính: purin và pirimidin
+ Purin: Là các nucleotit với kích thước lớn hơn bao gồm A (Adenin) và G (Guanin)
+ Pirimidin: Là các nucleotit với kích thước nhỏ hơn bao gồm U (uraxin) và X (Xitozin)
ARN được phân thành 3 loại: ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN ribôxôm (rARN)
- ARN thông tin có trong nhân, tế bào chất
- Kích thước và số lượng đơn phân đa dạng phụ thuộc vào sợi đơn ADN khuôn.
- mARN được tổng hợp rất nhiều nhưng thường có thời gian tồn tại ngắn
- tARN cũng được cấu tạo từ một mạch pôlynuclêôtit, tuy nhiên có những đoạn có sự liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo ra các thùy tròn.
Trong các thùy đó có chứa bộ 3 đối mã hay còn gọi là anticodon. Để ghép cặp trong quá trình tổng hợp protein.
- rARN là thành phần quan trọng trong cấu trúc của ribôxôm, bào quan đảm nhiệm quá trình sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit,
- Riboxom cũng là nơi chứa đến 90% lượng ARN của tế bào
- mARN là là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã để riboxom tổng hợp chuỗi polypeptit do đó mARN có vai trò truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.
- tARN có vai trò vận chuyển các axit amin đặc hiệu cho từng anticodon của chúng đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.
- rARN là thành phần cấu tạo ribôxôm