Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại thành phố Hải Phòng và giữ chức Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Receptive Skills và Productive Skills.

Receptive skills là những gì em tiếp nhận được từ bên ngoài, thông qua Nghe và Đọc.

Productive skills là những gì em “sản xuất” được và phản ánh ra ngoài thông qua Nói và Viết.

Cách truyền thống mà em học tiếng Anh từ thời phổ thông, đa phần, đều tập trung vào receptive skills. Em học bằng cách đọc nghe tài liệu tiếng Anh và cố gắng hiểu nội dung nó. Điều này giúp em gia tăng vốn từ vựng, và kỹ năng nghe đọc. Đó là lý do em có thể xem Youtube, xem phim và đọc sách dễ dàng.

Thế nhưng tiếng Anh còn cần có productive skills: đòi hỏi em phải truy xuất ra những kiến thức đã học để phục vụ giao tiếp, trao đổi thông tin. Điều này hoàn toàn thiếu hụt trong suốt 10 năm học tiếng Anh của em. Dẫn đến hạn chế khả năng nói và viết.

Nhớ lại xem, có bao giờ em thử đặt câu tiếng Anh để diễn đạt điều em muốn nói chưa? Hầu như rất hiếm hoi phải không. Thiếu hụt sự luyện tập này dẫn đến sự lệch pha trong level giữa 2 nhóm ấy.

Em cần thay đổi và phân bố thời lượng học hợp lý hơn.

Chia sẻ với em một cách tiếp cận mới mà thầy và Simple English đang áp dụng cho học viên, giúp giải quyết được vấn đề trên.

Thay vì từ tiếng Anh sang tiếng Việt, học viên sẽ được đặt câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Khác biệt tưởng chừng nhỏ này nhưng lại vô cùng hiệu quả để giúp học viên có thể hiểu chắc các điểm ngữ pháp, cách dùng các loại danh từ, động từ, tính từ.

Khi học theo chiều Anh-Việt, em đọc/nghe tài liệu tiếng Anh. Rõ ràng em có thể hiểu hết. Thế nhưng em lại không nắm được cách dùng, hoặc đặt câu tương tự.

Ví dụ, thời phổ thông các tiết Anh văn chủ yếu là học công thức ngữ pháp. Học dấu hiệu nhận biết rồi làm bài tập, thi trắc nghiệm.

Em không cần vận dụng toàn bộ kiến thức của mình, mà chỉ cần biết “Ờ câu này có từ “now” thì dùng hiện tại tiếp diễn, Verb thêm “ing”; chỗ này có “yesterday” thì chia quá khứ, thêm V2/ed là đúng…”.

Điền vào chỗ trống hoặc làm trắc nghiệm em chỉ cần biết 1-2 chỗ là làm được. Còn khi nói hoặc viết, rõ ràng yêu cầu em nhiều hơn thế.

Tương phản với nó, khi học theo chiều Việt-Anh, não em sẽ phải chạy liên tục để có thể “sản xuất” ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Em thử đặt câu tiếng Anh với câu này xem: Mặt trời mọc ở hướng đông.

Trong đầu em sẽ nghĩ: Mặt trời là sun, mọc là rise, hướng đông là east. Ghép lại “Sun rise at the east”. Hình như chưa đúng, viết ra mới thấy còn thiếu. Vì mặt trời là danh từ xác định, cần phải thêm “the” → “the sun”. Tiếp động từ số ít nhưng thiếu s → “rises”. Nhưng mà “at the east” hay “in the east” mới đúng ta?

Nó chỉ là một câu ngắn đơn giản và dùng thì hiện tại đơn mà em đã học hơn 10 năm nay. Nhưng sẽ luôn gây bối rối cho những bạn level A1-A2 hoặc ít luyện tập productive skills.

Em thấy đó, tuy kiến thức không có gì mới, thế nhưng cách học truyền thống theo chiều Anh-Việt lại không giúp em có cơ hội để “tốn não”, vận dụng tập nói, tập viết.

Thành ra em không biết được là mình còn thiếu sót chỗ nào, chưa hiểu rõ chỗ nào, hoặc có hiểu rồi thì tốc độ truy xuất ra khi nói hoặc viết còn rất chậm, do thiếu cơ hội thực hành.

Đến với RESTA, em sẽ được tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới. Em được “xài não” để vận dụng các kiến thức đã học. Em được tập phản xạ liên tục để tăng tốc độ “sản xuất”. Và quan trọng hơn là em có thể thực sự nói và viết bằng tiếng Anh để diễn đạy ý tứ. (chứ không phải mỗi lần muốn nói câu gì đều lên nhờ google dịch).

Lợi ích khác của RESTA là về cảm xúc giúp em sẽ bớt ngại ngùng mỗi khi nói tiếng Anh.

Nhờ được thực hành speaking với bạn bè và giáo viên trên lớp trong mỗi buổi học, tiếng Anh dần dần trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn bao giờ hết ^^

Một buổi học RESTA ở Simple English sẽ có dạng như vầy: [link]

Trên đây là vài phân tích của thầy về vấn đề thiếu hụt luyện tập các productive skills.

Hy vọng bài viết của thầy có thể giúp em học tiếng Anh hiệu quả hơn, để có thể sử dụng tiếng Anh trong thực tế nhé.

Lê Thanh Vân (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1964) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan.[1]

Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII.

Đến ngày 10 tháng 7 năm 2024, ông đã bị khởi tố, bắt giữ. Tuy nhiên, lý do cho việc bắt giữ này vẫn chưa được công bố.

Lê Thanh Vân sinh ngày 23 tháng 12 năm 1964, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại làng cổ Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo gia phả của dòng họ, ông là hậu duệ của Khai quốc công thần Đại đô đốc Lê Lâm, người đã theo cha là Trung túc vương Lê Lai tham gia Hội thề Lũng Nhai, cùng với Lê Lợi và hàng chục người khác dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống giặc Minh. Khi Lê Lâm mất được truy phong đến chức Thiếu úy. Lê Lâm có con trai là Lê Niệm là một nhà chính trị, quân sự cao cấp lập nhiều chiến công hiển hách trong thời Đại Việt. Ông Lê Thanh Vân được đánh giá là người nổi tiếng cương trực, khẳng khái với những ý kiến thẳng thắn bảo vệ sự đúng đắn trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.

Ông từng là sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Ông có bằng Tiến sĩ Luật học và bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1982, sau khi học xong phổ thông, ông nhập ngũ, phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 29 tháng 7 năm 1984, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1985, ông làm công nhân Trại giống cây trồng huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Từ năm 1985 đến năm 1989, ông là sinh viên, Ủy viên Thường vụ BCH Đoàn trường Đại học Luật Hà Nội.

Năm 1990, ông về công tác tại Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (sau đổi thành Văn phòng Quốc hội) và là chuyên viên Vụ Hoạt động Đại biểu dân cử (sau đổi thành Vụ Công tác đại biểu).

Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng.

Năm 2008, ông đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Năm 2010, ông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tương đương Tổng cục trưởng).

Popular Releases by Vũ Thanh Vân

Thầy ơi, em tự học tiếng Anh được một thời gian rồi. Kết quả là em nghe Youtube ở nhà đều có thể hiểu người ta nói gì, em đọc sách thấy cũng dễ dàng hơn trước. Thế nhưng khi muốn nói câu gì đó hoặc viết một post Facebook ngắn ngắn mà cũng bị bí, không biết diễn đạt hay triển khai thế nào. Em học có sai cách không thầy?

Hi em, cảm ơn đã đặt câu hỏi cho thầy. Đây là câu hỏi hay và cũng là vấn đề của nhiều bạn đang mắc kẹt với tiếng Anh. Thầy sẽ trình bày ra cho rõ nhé.

Tiếng Anh có 4 kỹ năng chính là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Người ta chia làm 2 nhóm, gọi là: