Phi công (tiếng Anh là Pilots) là người lái, điều khiển máy bay hoặc thiết bị bay bằng lực đẩy động cơ. Từ này áp dụng cho người lái và chỉ huy tổ bay trên máy bay nhiều người điều khiển. Đây là một nghề nghiệp phức tạp và yêu cầu cao, phi công phải được đào tạo và vượt qua các kỳ thi, kiểm tra về thể lực, kiến thức và kỹ năng điều khiển máy bay. B. NGÀNH PHI CÔNG SẼ HỌC GÌ?

Quy trình dịch thuật công chứng tại Chúc Vinh Quý

Tại mục này, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình dịch thuật công chứng tại Chúc Vinh Quý nhé, dưới đây là 7 bước khi tiến hành dịch một văn bản dịch thuật công chứng:

- Bước 1: Nhận tài liệu gốc từ khách hàng bằng hình thức trực tiếp hoặc qua thư điện tử.

- Bước 2: Xem xét, phân tích tài liệu để xác định chuyên ngành của tài liệu, từ những yêu cầu của khách hàng sẽ dự kiến thời gian hoàn thành, tổ chức nhóm dịch phù hợp.

- Bước 3: Tiến hành dịch thuật tài liệu, nhóm phiên dịch sẽ tiến hành dịch tài liệu cẩn thận, đảm bảo đúng chuẩn nghĩa so với bản gốc.

- Bước 4: Đội ngũ dịch thuật kiểm tra tài liệu dịch lần cuối, đảm bảo chính xác trước khi đi chứng thực

- Bước 5: Công chứng tài liệu dịch

- Bước 6: Bàn giao tài liệu cho khách hàng

- Bước 7: Nếu phát hiện bản dịch sai sót, khách hàng có quyền yêu cầu chỉnh sửa, dịch bổ sung.

Tìm hiểu chung về dịch thuật công chứng

Dịch thuật công chứng được hiểu đơn giản là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ của những tài liệu, văn bản sang loại ngôn ngữ mục tiêu, và sau khi dịch thuật xong, các tài liệu/văn bản này sẽ được xác nhận bởi con dấu của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để chứng minh tài liệu đó chính xác so với tài liệu gốc, hợp pháp sử dụng tại Việt Nam. Tài liệu dịch thuật công chứng chuẩn phải có chữ ký của người dịch và có con dấu xác nhận.

Đối với một số các tài liệu nước ngoài khi dịch thuật công chứng cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan ngoại giao trước khi được dịch thuật và công chứng. Hiện nay, dịch thuật công chứng được chia làm hai loại là dịch thuật công chứng tư pháp và dịch thuật công chứng tư nhân.

MBA là gì? Vì sao MBA lại phổ biến đến vậy?

MBA là gì? MBA là từ viết tắt của Master in Business Administration, hay còn gọi là bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, đến nay đã có hơn 2500 chương trình MBA được giảng dạy trên toàn thế giới.

Vì sao MBA trở nên phổ biến như vậy? Câu trả lời là vì hiệu quả thực sự mà nó đem lại. MBA sẽ không chỉ mang đến cho bạn những kiến thức về kinh doanh mới mẻ, củng cố và hệ thống những điều bạn đã biết mà còn là cơ hội để kết nối những mối quan hệ, mở rộng môi trường làm việc và cơ hội nghề nghiệp tương lai.

Các chương trình MBA được thiết kế nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh và lãnh đạo. Do đó, các khung chương trình thường được xây dựng theo theo công thức “kỹ năng chuyên môn + khả năng làm việc với con người”. Những môn học có liên quan đến kinh doanh như kinh tế tài chính, kế toán, tiếp thị, phân tích thị trường… sẽ được giảng dạy trọng tâm song song với một số môn học tự chọn như tâm lý học, chiến thuật giao tiếp hay nghiên cứu hành vi…để không chỉ hệ thống kiến thức nền tảng về kinh doanh mà còn tối ưu chúng nhờ vào các kỹ năng mềm thiết thực.

Có thể thấy, với nội dung chương trình như vậy, tấm bằng MBA cũng đã khoanh vùng đối tượng cho riêng mình. Các ứng viên thích hợp để tham gia vào các khóa học MBA thường phải tích lũy được 3 năm kinh nghiệm làm việc, tuy vậy, MBA hoan nghênh học viên đến từ mọi ngành nghề, từ kỹ sư đến bác sĩ, luật sư…không nhất thiết phải có background hay sở hữu tấm bằng cử nhân kinh tế mới tham gia học MBA được.

Tiêu chuẩn, điều kiện làm cộng tác viên dịch thuật công chứng

Về những tiêu chuẩn, điều kiện để làm cộng tác viên dịch thuật công chứng thì được quy định rất rõ ràng tại Điều 27, Điều 28 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định  trên được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.

Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.

Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Có thể thấy, yêu cầu, tiêu chuẩn để được làm cộng tác viên dịch thuật công chứng không phải được các đơn vị tư nhân đặt ra mà được pháp luật nhà nước quy định trong bộ luật.

TẠI MBA – MCI, CHÚNG TÔI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VƯỢT TRỘI

Mỗi môn học là một trải nghiệm học tập chuyên sâu, trang bị cho người học khái niệm, kiến thức, phương pháp và công cụ để có thể áp dụng ngay vào thực tiễn công việc hàng ngày. Thiết kế chương trình giúp người học có đủ năng lực nắm bắt được cơ hội kinh doanh và quản trị sự đổi mới sáng tạo.

Giảng viên MBA – MCI đồng thời cũng là các chuyên gia tư vấn, quản lý cấp cao tại các tập đoàn quốc tế sẽ đem đến phương pháp giảng dạy mang tính thực tiễn, tương tác và đầy thách thức. 85% giảng viên đến từ nước ngoài, đem lại cho học viên những trải nghiệm quốc tế, nâng cao khả năng ngoại ngữ của bản thân đồng thời đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin thực tiễn liên quan đến nhu cầu thị trường lao động, văn hóa làm việc trong và ngoài nước.

Hơn 65% học viên MBA-MCI hiện là chủ doanh nghiệp, CEO và quản lý cấp cao tại doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau trong và ngoài nước. MBA-MCI đang nỗ lực tạo ra một môi trường quốc tế, đa văn hóa nhằm kết nối các giảng viên – chuyên gia quốc tế và các học viên, đối tác trong và ngoài nước của chương trình.

MBA-MCI là chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh duy nhất tại Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ kiểm định quốc tế danh tiếng AACSB (2020) và chương trình đầu tiên đạt chứng nhận FIBAA giai đoạn 2010 – 2022. Với nỗ lực này, MBA-MCI cam kết đem đến cho người học những giá trị đẳng cấp quốc tế.

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không là người tuyển chọn những phi công dân dụng phục vụ thương mại đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1993. Hơn 20 năm tuyển chọn và chăm sóc sức khỏe cho những người lái máy bay, ông Bạch Đăng Đồng chứng kiến nhiều thay đổi trong việc giám tuyển sức khỏe phi công ở Việt Nam.

Thay đổi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thực tế

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng bắt đầu giám định lứa phi công dân dụng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Thời điểm đó, tiêu chuẩn tuyển chọn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại được lấy theo tiêu chuẩn phi công quân sự. Vì vậy, các quy chuẩn rất chặt chẽ và rất khó để các ứng viên qua được vòng kiểm tra sức khỏe.

"Khi gửi các học viên đã qua vòng sơ tuyển sang Australia học, các bác sĩ ở nước bạn còn ngạc nhiên vì sao Việt Nam mình tuyển chọn gắt gao như vậy. Tiêu chuẩn này dần được thay đổi vì những điều khoản chặt chẽ không cần thiết và gây hạn chế nguồn nhân lực", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhớ lại.

Cuối những năm 1999, Trung tâm Y tế Hàng không bắt tay vào nghiên cứu tiêu chuẩn sức khoẻ của phi công dân dụng dựa trên so sánh với tài liệu của hàng không quốc tế, Hiệp hội các nhà chức trách hàng không châu Âu, Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Tài liệu đều cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Các chuyên gia dựa vào đó để điều chỉnh và phối hợp với Bộ Y Tế, Bộ Giao thông Vận tải để ra mắt và áp dụng Thông tư liên tịch số 18/2012 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không.

Theo Thông tư số 18/2012, phi công phải đạt đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình như: chiều cao từ 165cm trở lên với nam và 160cm với nữ, cân nặng, không dị tật... Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn sâu về hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, các bệnh lý không cho phép....

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định những tiêu chuẩn này đã bớt khắt khe hơn quy định giám tuyển phi công quân sự trước đó. "Hiện nay các hãng bay ra đời nhiều đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận chuyển của nhịp sống hiện đại vì vậy cần rất nhiều phi công. Việt Nam không thể duy trì những tiêu chuẩn quá cứng nhắc mà không cần thiết, tự trói buộc mình. Cần có tiêu chuẩn đúng, được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế chấp nhận và hệ thống quản lý tốt để có nguồn phi công đáp ứng nhu cầu của các hãng bay", bác sĩ cho biết.

Ông Bạch Đăng Đồng cũng nêu quan điểm thay đổi không có nghĩa là nới lỏng, dễ dãi mà bắt kịp xu thế thế giới và tạo điều kiện để Việt Nam có nguồn phi công dồi dào, thậm chí xuất khẩu phi công cho Lào, Camphuchia...

Phi công dân dụng không cần theo tiêu chuẩn quân sự

Lý giải nguyên nhân phi công dân dụng không cần "trói buộc" tiêu chuẩn sức khỏe theo tiêu chuẩn quân sự, bác sĩ Bạch Đăng Đồng chỉ ra nguyên nhân chính do yêu cầu làm việc khác nhau.

"Cùng làm việc trên không nhưng nhiệm vụ của phi công quân sự là chiến đấu, phi công dân dụng là chuyên chở, vận chuyển. Phi công quân sự phải thực hiện động tác liên tục, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Có khi đưa máy bay lên cao tới 90km rồi đột ngột xuống thấp, bắn đạn... Trong khi đó, phi công dân dụng chủ yếu đòi hỏi quan sát thiết bị, liên lạc không đối không, không đối đất", bác sĩ chia sẻ.

Trong quá trình giám tuyển sức khỏe, phi công quân sự phải khám qua 3 giai đoạn (khám sơ bộ, khám chi tiết, xét nghiệm cận lâm sàng.và khám lần cuối trước khi nhận chứng chỉ bay), phi công dân dụng cũng khám qua 3 giai đoạn như vậy nhưng đơn giản hoá thủ tục để giảm bớt những công đoạn không cần thiết, tránh vất vả cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Qua quá trình giám tuyển thí sinh, bác sĩ Bạch Đăng Đồng đã gặp nhiều thí sinh rất tự tin vì mình cao to, khỏe mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên nhưng vẫn bị loại vì ngồi trên ghế xoay để khám tiền đình được 30 giây là không chịu nổi. Tuy nhiên, có những thí sinh nhìn hơi thấp bé, chỉ đủ tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng tự ti và lo lắng sẽ không đỗ nhưng lại vượt qua vòng khám sức khỏe dễ dàng. Không ít thí sinh đùa vui phòng khám sức khỏe là "điểm chết của những giấc mơ bay".

Sau khi đã trở thành phi công dân dụng, việc khám sức khỏe vẫn được tiến hành thường xuyên để đảm bảo an toàn bay. Với phi công dưới 40 tuổi, việc khám sức khỏe diễn ra định kỳ một lần mỗi năm. Phi công trên 40 tuổi cần đi khám sức khỏe nửa năm một lần. Những phi công đạt điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ kèm chứng chỉ bay. Phi công không đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tạm nghỉ để điều trị phục hồi cho đến khi đảm bảo yêu cầu.

"Sức khỏe là yêu cầu quan trọng với phi công vì vậy những ai đam mê nghề, muốn theo học, đang học hay đang làm việc đều cần giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định.