Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Tại Cảng Cát Lái
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chi tiết như sau:
Quy trình thủ tục nhập khẩu tại cảng Cát Lái
1/Khai Hải quan điện tử, đóng thuế.
Sử dụng phần mềm ECUS5(VNACCS) để khai HQĐT tại doanh nghiệp.
Sau khi đã hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ khai ra. (bộ này gồm 6 tờ).
Quy trình nhập khẩu hàng tại cảng Cát LáiSau đó chuyển qua bộ phận kế toán làm thủ tục đóng thuế tại ngân hàng và nhận Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước đã được đóng mộc.
Note: giấy nộp tiền là bằng chứng cty đã nộp thuế, Ko được làm mất. khi nộp vào hải quan mở tk chỉ nộp bản photo sao y.
Quy trình nhập khẩu hàng tại cảng Cát Lái
- Trước khi tàu cập cảng (hàng về) khoản 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi một thông báo hàng đến cho chúng ta, giấy thông bao như dưới:
Quy trình nhập khẩu hàng tại cảng Cát Lái
Chúng ta khi nhận được giấy này cần kt các thông tin: ngày đến, tên tàu, số chuyến, số cont, seal, và thông tin cty (người nhận)
- Để lấy được D/O, cần phải nộp những giấy tờ sau:
· B/L gốc có ký hậu của ngân hàng (do phương thức thanh toan L/C)
-Sau hàng kéo về kho cty để xuống hàng, nên ta phải mượn container, hãng tàu sẽ cấp cho 4 liên Giấy mượn cont (hạ rỗng), chức năng của nó là để giao cho tài xế thực hiện thủ tục trả cont khi cty đã xuống hàng xong. (trường hợp này hãng tàu gộp chung chức năng của giấy hạ rỗng vào giấy mượn container)
- Sau khi đã đóng tất cả các phí, nhân viên hãng tàu sẽ giao D/O gồm 4 bản, có đóng mộc ký phát của hãng tàu.Cần phải kiểm tra lại bộ D/O trước khi rời khỏi hãng tàu: xem lại nôi dung trên D/O đã đúng với B/L hay chưa, thời hạn hiệu lực của D/O, mộc của hãng tàu, dấu giao thẳng và các hóa đơn đóng tiền tại hãng tàu (phí D/O,CFS, phí chứng từ,..)
-Nhập số tờ khai, mã số thuế vào máy tính ở cảng để biết cửa nôp bộ chứng từ.( ở cát lái có trang bị những máy tính để làm, màng hình như hình:
+ ô nhập số tkhq: nhập số tk mình đã khai
+ ô số thuế dn: nhập số 1 or mã số thuế cũng được
Màng hình sẽ hiện thị lại số tk, và thông tin liên hệ.
- Để đăng kí tờ khai cần nộp những giấy tờ sau tại cửa HQ đăng ký tiếp nhận hồ sơ:
●Tờ khai hải quan nhập khẩu (bản chính)●B/L●Hợp đồng●Hóa đơn thương mại●Packing list●C/O●Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước●Giấy giới thiệu●Giấy đăng ký kiểm hóa
Đợi đến khi kiểm tra máy tính hiển thị tên, số điện thoại kiểm hóa viên thì gọi điện thoại nhờ họ xuống kiểm hóa.
4/ Kiểm hóa (hàng kiểm hóa tại bãi)
-Trước tiên, đăng kí chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng kí chuyển bãi kiểm hóa- rút ruột (tại phòng thương vụ cảng): nộp một bản sao D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của mình, tên công ty.
-Sau đó nộp một D/O và giấy giới thiệu ở nơi đăng ký cắt seal, ta nhận lại một phiếu yêu cầu cắt/bấm seal
-Tìm vị trí container của mình (trên phiếu yêu cầu cắt bấm seal), nếu container nằm trên cao thì nhờ đội xe nâng hạ cont xuống.
-Tiếp theo, đợi đến khi kiểm hóa viên xuống kiểm hóa thì nhờ người cắt seal cắt seal trước mặt kiểm hóa viên:
- Sau khi hoàn tất việc kiểm hóa, hàng hóa không có vấn đề gì thì chuyển sang bước 5.
- Tới khu kiểm hóa tập trung viết số tờ khai vào giấy nộp cho hải quan, đợi đến khi họ đọc đến tên công ty thì lên nhận lại một tờ khai và list container đã đóng dấu thông quan, dùng tờ khai này để đi thanh lý cổng ở bước 7.
- Đến phòng thương vụ cảng nộp một D/O bên trên có ghi mã số thuế của doanh nghiệp và phiếu mượn container (hoặc phiếu hạ rỗng) để đóng tiền và lấy phiếu EIR
Kiểm tra thông tin: số cont, số seal, vị trí, hạn, số kg cont trước khi rời quầy
Đến Văn phòng đội giám sát cổng nôp:Tờ khai+list cont đã đóng mộc thông quanBản sao tờ khai+list contPhiếu EIRD/OBản sao B/L→ Nhận lại bản chính tờ khai, list cont được đóng mộc đỏ “đã qua khu vực giám sát” và phiếu EIR đã được Hải quan giám sát cổng đóng mộc, ký tên để lấy container ra khỏi cảng.
Tk của chúng ta thế này là hoàn tất:
Giao phiếu EIR đã đóng dấu và phiếu mượn container (phiếu hạ rỗng) của hãng tàu cho tài xế để kéo container về kho.
9/ Trả container rỗng, nhận tiền cược container
Sau khi lấy hàng về kho, người vận chuyển phải trả lại container rỗng cho hãng tàu tại đúng nơi quy định, trong khoảng thời gian quy định trên giấy mượn cont. Người vận chuyển sẽ nhận được giấy xác nhận đã trả container rỗng, đem giấy này cùng với giấy mượn container ra hãng tàu để lấy lại tiền cược.
Cảm ơn bạn pham anh thong đã giúp mọi người có một tài liệu Quy trình nhập khẩu hàng hóa tài cảng Cát Lái rất hữu ích. Minh sẽ tiếp tục thu thập tư liêu để viết bài Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng.
Chúc các bạn thành công trong công việc.
Điều cần biết khi giao nhận hàng hóa
Hiện nay có 5 phương thức chính để thực hiện giao nhận hàng hóa bao gồm giao nhận bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường ống. Doanh nghiệp có thể chọn sử dụng một hoặc nhiều phương thức này tùy theo nhu cầu cụ thể:
Đây là phương thức giao nhận nhanh chóng và thuận tiện, phù hợp cho hàng hoá có trọng lượng nhỏ và dùng chủ yếu cho vận chuyển nội địa hoặc hỗ trợ vận chuyển quốc tế. Phương thức này linh hoạt trong việc vận chuyển, có khả năng giao hàng tận nơi và nhận hàng tận tay. Cước phí vận chuyển thấp và thời gian linh động.
Phương thức này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhưng có giới hạn về linh hoạt và thời gian vận chuyển phải tuân theo lịch trình đường sắt.
Đây là phương thức phù hợp cho vận chuyển hàng hoá có trọng lượng lớn, có thể thực hiện trong nước và quốc tế với chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển thường dài và cần kết hợp với các phương thức vận chuyển khác.
Phương thức này áp dụng cho việc vận chuyển chất lỏng như xăng dầu, giúp tiết kiệm nhân công, đảm bảo an toàn. Nhưng có chi phí ban đầu cao và thời gian vận chuyển lâu.
Phương thức này tối ưu hóa thời gian vận chuyển đối với hàng hoá cần gấp và có giá trị cao. Tuy nhiên, nó thích hợp cho số lượng hàng hóa ít và có chi phí cao.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa gồm những gì?
Những dịch vụ giao nhận hàng hóa phổ biến hiện nay:
Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển
2021-01-19 13:37:59 Lượt xem : 30028
I. TRÌNH TỰ NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU 1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng a. Cảng nhận hàng từ tầub. Cảng giao hàng cho các chủ hàng3. Hàng nhập bằng container a. Nếu là hàng nguyên (FCL)b. Nếu là hàng lẻ (LCL) II. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU 1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảnga. Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việcb. Cảng giao hàng cho tàu3. Ðối với hàng XK đóng trong contaner:a. Nếu gửi hàng nguyên (FCL)b. Nếu gửi hàng lẻ (LCL) I. TRÌNH TỰ NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU 1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tầu - Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: + Bản lược khai hàng hoá (2 bản) + Sơ đồ xếp hàng (2 bản) + Chi tiết hầm hàng (2 bản) + Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) - Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu - Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: + Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tầu về những tổn thất xảy sau này. + Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt + Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt + Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC) + Biên bản giám định + Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập) ............- Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho - Làm thủ tục hải quan - Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá 2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng a. Cảng nhận hàng từ tầu: - Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm) - Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập) - Ðưa hàng về kho bãi cảng b. Cảng giao hàng cho các chủ hàng - Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order). Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai - Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O - Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng - Làm thủ tục hải quan qua các bước sau: + Mở tờ khai HQĐT. + Hải quan kiểm tra chứng từ (nếu luồng vàng) + Kiểm tra hàng hoá (nếu luồng đỏ) + Tính và thông báo thuế + Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế, nộp thuế và tờ khai có xác nhận của DN, xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan - Sau khi hải quan xác nhận "hoàn thành thủ tục hải quan" chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng 3. Hàng nhập bằng container a. Nếu là hàng nguyên (FCL) - Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O - Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt) -Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O - Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng b. Nếu là hàng lẻ (LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên. II. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU 1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tầu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành - Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu + Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ + Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch... + Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu + Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng + Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện) + Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch + Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dâú. + Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định + Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). + Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có) 2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tầu a. Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc: - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng - Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: + Danh mục hàng hoá XK (cargo list) + Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần + Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note) - Giao hàng vào kho, bãi cảng b. Cảng giao hàng cho tàu - Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải: + Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có.... + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR + Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng - Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu: + Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần + Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu. Việc xếp hàng lên tầu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đạI diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tầu, ghi vào Final Report. Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện + Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate?s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L) - Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiềnhàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần) - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.... - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có 3. Ðối với hàng XK đóng trong contaner:a. Nếu gửi hàng nguyên (FCL) - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list) - Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn - Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình - Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container - Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là 8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhanạ container để chở MR. - Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn b. Nếu gửi hàng lẻ (LCL) - Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đạI lý của hãng tầu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tầu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định - Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu và yêu cầu cấp vận đơn. - Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ - Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến
Giao nhận hàng hóa là lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội hiện nay. Dịch vụ vận chuyển không chỉ thúc đẩy sự phát triển, mà còn đảm bảo cung ứng cho các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và nhiều ngành khác trong nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ giao nhận hàng hóa Hữu Toàn Logisitcs trong bài viết dưới đây.
Giao nhận hàng hóa là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận chuyển, lưu trữ, gom hàng, bốc xếp, đóng gói và phân phối hàng hóa. Ngoài ra, các đơn vị chuyên làm dịch vụ còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác như giải quyết vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, và thu thập các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hóa.
Giao nhận hàng hóa bao gồm cả giao nhận xuất nhập khẩu, là sự phối hợp các hoạt động liên quan đến việc chuyển hàng từ địa điểm đến địa điểm khác. Các phương thức vận chuyển được sử dụng trong quá trình này bao gồm đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ tiếp nhận hàng hóa trực tiếp từ người gửi hoặc tổ chức vận chuyển, sau đó thực hiện các thủ tục liên quan như lưu kho và bốc xếp hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được chuyển giao trực tiếp cho người nhận dưới sự ủy thác của các chủ hàng, đơn vị giao nhận khác, hoặc chủ sở hữu của phương tiện vận chuyển.
Khái niệm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Dịch vụ đóng hàng vào container chất lượng