Thành Phố Bắc Ninh Trực Thuộc Trung Ương
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ
Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.
Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.
Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô; thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển đô thị xanh, bền vững tạo không gian sống lý tưởng để thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, bền vững; tập trung vào các ngành dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế
Nghị quyết của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này.
Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Trường hợp HĐND quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời. UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 346,6 triệu đồng/người
Mục tiêu phát triển đến năm 2030 Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8% - 9%/năm; tỷ trọng GRDP của công nghiệp và xây dựng khoảng 72,7%; dịch vụ khoảng 21,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 1,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,0%.
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 346,6 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD; nhập khẩu khoảng 42 tỷ USD.
Đến năm 2050, Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; là thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử
Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, hiệu quả và tận dụng tối đa quỹ đất; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát triển nông nghiệp đô thị, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với số phiếu rất cao - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 30-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với 458/461 đại biểu tham gia (chiếm 95,62% đại biểu tham gia).
Tin vui của người Huế: Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc trung ương
Theo nghị quyết, thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.900km2 và quy mô dân số là khoảng 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Biển Đông.
Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng, hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành cao với chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.
Theo ông Tùng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.
Có ý kiến còn băn khoăn về tỉ lệ số đơn vị hành chính đô thị trực thuộc thành phố Huế và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước còn thấp.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu tỉ lệ đô thị hóa, mà chú trọng nhiều hơn cho việc bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong phát triển đô thị.
Việc thành lập thành phố Huế sẽ là động lực để Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt.
Cùng với đó có phương hướng và kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể nhằm tăng cường chất lượng đô thị, phát triển nhanh, mạnh và bền vững kinh tế đô thị, từ đó từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu phát triển khác trên địa bàn thành phố Huế.
Nói về ý kiến đề xuất các cơ chế, chính sách vượt trội cho thành phố Huế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay sau khi thành phố Huế trực thuộc trung ương được thành lập, đề nghị Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục có biện pháp cải thiện và nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư đa dạng trên địa bàn.
Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển ổn định, bảo đảm cân đối, hài hòa dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, vừa tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Huế.
Đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Huế trực thuộc trung ương để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trong quá trình phát triển, để việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đạt hiệu quả cao, đề nghị Chính phủ quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc chính quyền thành phố Huế triển khai nghiêm túc các chủ trương, yêu cầu nói trên; các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.