Tri Túc Thường Lạc Nghĩa Là Gì
Tri túc thường lạc (知足常樂) có nghĩa là Biết đủ là vui, hoặc là Tâm biết đủ là hạnh phúc. Tức là, biết sống giản dị, chỉ cần đủ đầy, không cần xa hoa, quý giá. Thế nhưng, ở đời đâu phải ai cũng làm được điều đó, mà thường bị ham muốn chi phối, không bao giờ biết thế nào là đủ.
Tập thói quen phân tích, đánh giá khách quan
Chúng ta có quyền có nhiều mục tiêu, nhưng hãy nhớ rằng không phải tất cả đều sẽ khả thi. Thực hiện những mục tiêu quá xa vời sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.
Thất bại có thể khiến bạn nản lòng, nhưng đừng vội buông xuôi. Chúng ta cần tỉnh táo để phân tích và đánh giá dựa trên các điều kiện cụ thể để đưa ra hướng phấn đấu phù hợp với năng lực bản thân. Đi từng bước nhỏ vẫn có thể đưa bạn đến được thành công, miễn bạn đừng bỏ cuộc.
Học cách cầu tiến để không còn suy nghĩ “an phận thủ thường”
Thay vì sống an phận thủ thường, giới trẻ ngày nay nên học cách rèn luyện tinh thần cầu tiến, để đánh thức tư duy, suy nghĩ bên trong. Đây là cách tốt nhất để giúp mỗi người đi đến sự thành công.
Vậy làm thế nào để có được sự cầu tiến ấy? Dưới đây là những cách giúp bạn có được một tinh thần cầu tiến:
Chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, có tính cách, quan điểm cũng như xuất phát điểm khác nhau. Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn thách thức khiến nhiều người chấp nhận đầu hàng, để giữ lấy những điều tốt đẹp hiện tại. Thế nhưng, chính tư duy “an phận” đã bóp nghẹt nỗ lực tiến về phía trước.
Mỗi người cần học cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, nhìn xung quanh xem người ta đang phấn đấu, nỗ lực thế nào để đạt được thành công. Hiện thực chính là liều thuốc thức tỉnh tinh thần tốt nhất giúp chúng ta thoát khỏi thế giới yên bình, thúc đẩy sự phấn đấu của bản thân.
Ca dao tục ngữ, câu nói về sự an phận
Ca dao, tục ngữ hay những câu nói hay về sự an phận dưới đây không mang hàm nghĩa xấu. Bởi chúng được đúc kết từ ngàn đời xưa, hàm nghĩa tích cực của “an phận thủ thường” vẫn được giữ nguyên trong từ câu nói.
1. An phận là hơn An phận thân vô nhục.
2. An phận thu nhân, an thân tu nết.
3. Đàn cầm ai nỡ đứt dây Ngẫm mình vô tội ai gây oán thù.
4. Ở sao như quế trên rừng Thơm không ai biết, ngát lừng ai hay.
5. Xuống lên thăm bạn kẻo buồn Gỗ đâu trôi ngược về nguồn mà lo.
6. “Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ.” - Lão Tử
7. “Hãy biết ơn vì những gì mình có, rồi bạn sẽ có nhiều hơn. Nếu bạn tập trung vào những gì mình không có, bạn sẽ không bao giờ có đủ." - Oprah Winfrey
8. “Sự thỏa mãn khiến người nghèo giàu có; bất mãn khiến người giàu nghèo khổ.” - Benjamin Franklin
9. “Vì mình không tranh, cho nên thiên hạ không có thể cùng tranh nổi.” - Lão Tử
10. “Ai là người giàu có? Đó là người biết vui mừng với phần của mình.” - Benjamin Franklin
Trong xã hội hiện đại, “an phận thủ thường” đồng nghĩa với chấp nhận thiệt thòi, ngay cả khi bị tước đoạt lợi ích, họ vẫn chấp nhận để được yên thân. Cách sống này không tốt, cũng không được khuyến khích trong cộng đồng. Chúng ta an phận, nhưng chúng ta không nên chấp nhận sống trong “thế thủ”. Mạnh mẽ, tự tin, cầu tiến mới chính là con đường tốt nhất để mỗi cá nhân có thể phát triển và vươn xa trong tương lai.
Đừng quên theo dõi VOH Sống đẹp để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.
Đó là câu của Nguyễn Công Trứ, một cặp hai câu đi với nhau:
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn
Biêt đủ thì đủ, đợi đủ bao giờ đủ? Biết nhàn thì nhàn, đợi nhàn bao giờ nhàn?
Muốn hiều về “đủ” ta cần biết “không đủ.” Điều này thì cả thế giới ai cũng biết. Chỉ nói đến một điều thường xuyên nhất là “tiền”, hầu như mọi người trên thế giới đều cảm thấy mình thiếu tiền, chẳng chỉ riêng bạn.
Không phải là người nghèo không đủ ăn không đủ mặc mới thiếu tiền, ai cũng thiếu tiền. Bạn là giáo sư, bạn thiếu tiền. Bạn là bác sĩ, bạn thiếu tiền. Bạn là chủ công ty, bạn thiếu tiền. Mình chưa hề gặp một người nào mà không nói “tôi thiếu tiền”, dù người đó giàu đến đâu. Mình có bạn làm nghị viên quốc hội, lương cũng chẳng đến nỗi tệ, nhưng gặp nhau thì cứ lo thiếu tiền. Có bạn làm việc với lợi tức chắc khoảng 10 lần mình, cũng luôn lo lắng chuyện tiền bạc. Ai cũng thiếu tiền và lo kiếm thêm tiền. Nhiều khi mình phát bực, và nói thầm: “Tui không nói tui thiếu tiền và lo lắng vì tiền, nhưng các you cứ nói you thiếu tiền và cần kiếm thêm nhiều tiền thì các you thật là quái đản.”
Nhưng đời nó vậy. Người ta không bao giờ thấy mình có đủ, có xe đạp thì thấy thiếu xe máy, có xe máy thì thấy thiếu xe ô tô, có xe ô tô thì thấy thiếu máy bay một chong chóng, có máy bay một chong chong thì thấy thiếu máy bay phản lực… Chẳng ông nào bà nào thấy mình đã có đủ rồi.
Các bạn, sự thật là đủ hay thiếu là do cái đầu bạn chứ chẳng do bạn có bao nhiêu tiền. Cái đầu bạn thấy bạn thiếu tiền thì bạn thiếu tiền. Nếu bạn có A bạn muốn có thêm B thì bạn luôn thiếu tiền cho cái bạn chưa có.
Bạn chỉ có thể hết thiếu tiền khi bạn nói: “Đủ rồi. Tôi đủ tiền cho mọi nhu cầu quan trọng rồi. Tôi không cần tiền nữa.” Khi bạn nói bạn đủ, thì bạn tức thì đủ. Đó chính là: “Biết đủ thì đủ.”
Nếu bạn luôn đợi đủ vì thấy mình thiếu tiền, thì bạn chẳng bao giờ đủ vì chẳng bao giờ thấy mình không còn thiếu tiền nữa.
Bạn chỉ có thể đủ khi bạn biết nói: “Tôi đã có đủ tiền.”
© copyright 2023 Trần Đình Hoành Permitted for non-commercial use www.dotchuoinon.com
Quan niệm “An phận thủ thường” trong xã hội hiện đại
Theo thời gian, hàm nghĩa tốt đẹp của câu thành ngữ “an phận thủ thường” lại dần bị biến đổi và ngày nay nó được dùng để chỉ những người không có ý chí phấn đấu, không có hoài bão, ước mơ và hay bỏ cuộc.
Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta nghe thấy những câu như: “Tôi biết sức mình chỉ có vậy, cố gắng mấy cũng chẳng được gì”, “Cái số em nó chỉ như thế thôi”, “Một thân một mình, được như thế là hay lắm rồi”… Tất cả những người này đang thổ lộ sự “biết mình” và dường như xem đó là phương châm sống. Thế nhưng, họ đâu biết xã hội đang xem họ là những kẻ “an phận thủ thường”.
Quay ngược về những năm chiến tranh của thế kỷ trước, thuở ấy người dân cả nước đang oằn mình chống giặc, già trẻ gái trai đều hừng hực khí thế chiến đấu. Những tấm gương xả thân, hy sinh vì Tổ quốc đã lôi cuốn tất cả, làm xã hội ít đi những người thụ động, an phận thủ thường.
Ngày nay, khi đất nước hòa bình, xã hội đang trên đà phát triển, con người ta lại tự bằng lòng với chính mình, với những gì mình đang có. Họ chọn lối sống an phận thủ thường, chỉ cần đủ ăn đủ mặc là được.
Có lẽ vì tâm lý thích an nhàn, ít cầu toàn, cầu tiến cộng thêm lối ứng xử cả nể, ngại đấu tranh nên rất nhiều người hiện nay đang thiếu đi một “lý tưởng sống” cho mình. Dường như họ đang “thiếu lửa” không dám nghĩ, dám làm và ước mơ một cái gì đó lớn lao.
Cuộc sống phát triển, nhưng nhiều người trẻ lại chậm bắt nhịp với sự phát triển đó. Thay vì học hỏi, tìm tòi nâng cao tri thức, tư duy, nhiều bạn trẻ hiện nay chỉ biết sáng Facebook, chiều Facebook. Đến nằm mơ, cũng là chơi Facebook.
Không Facebook, thì họ lao đầu vào những trận game, cắm mặt vào máy tính thâu đêm suốt sáng. Trên mạng ảo thì hẳn là những “anh hùng bàn phím”, nhưng ngoài đời hỏi 10 người Chủ tịch huyện mình là ai thì có đến 9 người không biết, thậm chí họ còn đọc sai cả tên Chủ tịch xã.
Hàng đêm, các chàng trai cô gái rủ nhau đến những quán cà phê, trà sữa bàn đủ chuyện trên trời dưới đất. Hỏi nhiều bạn trẻ hiện nay muốn có gì? Câu trả lời nhận được đều là “muốn có nhiều tiền”. Thế nhưng, cái họ ước chỉ là tiền, còn cách nào để có được tiền thì họ không nghĩ tới.
Chính vì thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh, không ước mơ, không biết cầu tiến nên nhiều người dù “ôm” vài tấm bằng đại học trong tay vẫn đành chấp nhận con trâu đi trước cái cày theo sau.
Thực trạng ấy, tồn tại từ năm này qua tháng nọ, khiến cho những người trẻ sống trong thời đại mới đang cũ dần. Vì cái sự an phận thủ thường, mà nhiều người hài lòng, họ chọn “nằm yên” và bỏ qua mất đi thứ quý giá nhất của tuổi trẻ, đó là nhiệt huyết.
Xem thêm: Sĩ diện là gì? Vì sao nói "người càng bất tài càng sĩ diện hão"? Giải thích ý nghĩa câu "Nghĩa tử là nghĩa tận" là gì? Giải thích ý nghĩa thành ngữ "Gieo gió gặt bão" trong cuộc sống