Các Loại Đất Bị Ô Nhiễm
Ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
Khu vực ô nhiễm môi trường đất được quản lý thế nào?
Quản lý chất lượng môi trường đất được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
- Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.
- Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Cụ thể, việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:
+ Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
+ Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
+ Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
+ Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
+ Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
+ Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
Việc bảo vệ môi trường đất thuộc trách nhiệm của Bộ tài nguyên và Môi trường, tiếp đến là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, phục hồi… khu vực ô nhiễm đất quốc phòng, đất an ninh.
(Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Quan hệ hai chiều giữa môi trường và doanh nghiệp
Phóng viên (PV): Theo ông, hoạt động của doanh nghiệp có tác động như thế nào tới môi trường?
Ông Võ Tuấn Nhân: Trước hết, đây là mối quan hệ có tác động qua lại. Hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường và ngược lại, môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì gần như là không thể. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).
Doanh nghiệp có thể có những tác động tích cực tới môi trường. Chẳng hạn như hoạt động xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch... có thể tạo nên môi trường mới, góp phần cải thiện môi trường. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách Nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sản phẩm của nó sẽ góp phần làm giảm áp lực lên khai thác, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Ngoài ra, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp cũng để lại nhiều tác động tiêu cực tới môi trường.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với những dây chuyền công nghệ cũ, việc sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu.
Thứ hai, lượng chất thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Thứ ba, nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường cũng gây ô nhiễm môi trường.
Loại bỏ công nghệ gây ô nhiễm môi trường
PV: Hiện nay, Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp? Đối với những doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường, chúng ta có giải pháp gì để buộc họ phải thay đổi công nghệ?
Ông Võ Tuấn Nhân: Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết với quốc tế về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và đang tích cực xây dựng chương trình tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm các đơn vị sản xuất gây biến đổi môi trường nói chung và phát thải khí nhà kính nói riêng. Chương trình này đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, hỗ trợ. Chúng ta sẽ tận dụng sự hợp tác với quốc tế để áp dụng nhiều hơn công nghệ tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.
Với những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, chúng ta có những chính sách kiên quyết như giảm, loại bỏ những công nghệ ấy. Chúng tôi đã thống kê những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để đưa vào lộ trình phải thay thế hoặc loại bỏ. Đồng thời, có nhiều chính sách khuyến khích đối với những công nghệ thân thiện với môi trường. Theo quyết định của Chính phủ thì từ nay đến cuối năm 2020, chúng ta sẽ cơ bản loại bỏ hết những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phấn đấu làm nhanh hơn, tốt hơn trong lĩnh vực này.
Quy trình sản xuất gạch không nung thân thiện với môi trường hơn gạch nung truyền thống. Ảnh: QUANG DUY
PV: Ông đánh giá như thế nào về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam với việc chuyển đổi sang công nghệ xanh? Theo lộ trình, đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ loại bỏ tất cả cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Liệu chúng ta có thực hiện được không khi thực tế hiện nay những cơ sở đó còn nhiều, thậm chí có những cơ sở dù đã bị xử lý vẫn gây ô nhiễm?
Ông Võ Tuấn Nhân: Đúng là có giai đoạn các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ yếu tố môi trường. Những doanh nghiệp này sắp tới sẽ phải thay đổi các công nghệ, các quy trình sản xuất và đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, khí thải và rác thải để bảo vệ môi trường. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, chúng tôi đã tăng cường đánh giá tác động môi trường. Trong đánh giá tác động môi trường có tiêu chí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất đời sống. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chí đó, chúng tôi sẽ cho ngừng hoạt động. Do vậy, tới đây, những doanh nghiệp mới đầu tư cần có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng hiện nay cũng ủng hộ và ưu tiên dùng những sản phẩm thân thiện, tẩy chay các sản phẩm độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, Chính phủ đang quyết tâm, muộn nhất là đến năm 2020, những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thay đổi công nghệ lạc hậu. Để đạt được mục tiêu đó, các địa phương phải thường xuyên rà soát, xử lý nghiêm với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường để làm sao phấn đấu đến năm 2020, chúng ta không còn các cơ sở như vậy.
Theo báo cáo thử UNICEF, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang diễn ra khắp toàn cầu. Đặt biệt nhất là chúng ta có thể thấy rõ nét nhất ở các nước đang phát triển, trong đó có thể kể đến Việt Nam. Không chỉ ô nhiễm không khí, đất mà còn ô nhiễm của cả nguồn nước. Nguyên nhân là do chất thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường sống.
Đầu tiên, môi trường là nơi mà chúng ta sinh sống, trong đó bao gồm cả các yếu tố tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta. Chúng tác động đến đời sống, phát triển của con người và các động thực vật sinh sống khác.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các yếu tố bên trong môi trường. Thay đổi này làm ảnh hưởng tiêu cực, không phù hợp với đời sống của con người cũng như động thực vật trong môi trường. Chúng gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật xung quanh.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai như: mưa đá, bão, lũ, hạn hán… Không những thế, nó còn gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Hình 1. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động trên khắp toàn cầu.