Kế Toán Nên Học Thêm Gì
Kế toán nên học thêm chứng chỉ gì bạn đã biết chưa?
Kế toán viên nên học thêm chứng chỉ gì?
Ngoài ra, nếu bạn đã đi làm nhưng chưa kinh nghiệm nhiều và muốn tự tin hơn mỗi khi thực hiện nghiệp vụ kế toán hay xử lý thông tin thì có lẽ các bạn nên đầu tư cho chính mình một khóa đào tạo thực tế về kế toán tổng hợp. Để có thêm nhiều kiến thức chuyên môn với nhiều phần hành khác nhau và các bạn có thể đảm nhận được nhiều vai trò công việc trong bộ máy kế toán.
Với chứng chỉ này các bạn cũng sẽ có nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với các bạn ứng viên khác nếu đi tìm việc làm kế toán tại tphcm hay bất cứ đâu. Bởi thực tế các nhà tuyển dụng ngành kế toán thường rất quan tâm đến các bạn ứng viên có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kế toán tổng hợp, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng trên timviec365.vn để thấy rõ ưu thế này.
XEM THÊM : đào tạo khóa học kế toán ngắn hạn
Nếu như bạn đã thành thạo được các nghiệp vụ kế toán tổng hợp rồi, thì nên học thêm chứng chỉ thuế chuyên sâu, lấn sâu vào mảng kế toán thuế là điều mà ai cũng muốn. Bởi đây là một trong những lĩnh vực kế toán có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai và khi đó bạn cũng sẽ tìm được vị trí công việc lương cao và môi trường làm việc cũng chuyên nghiệp hơn. Bởi khi các bạn theo học các lớp học chứng chỉ này các bạn sẽ có thể thông thạo được các nghiệp vụ thuế, các cách xử lý chi phí và doanh thu hợp lý, khi đó bạn chính là nhân tốt mang lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đương nhiên ai cũng sẽ mong muốn bạn cống hiến cho họ.
Nếu bạn có niềm đam mê với xuất nhập khẩu thì có lẽ đây cũng là chứng chỉ khá hợp lý với bạn. Tuy nhiên hiện nay chưa có trường đại học hay trung tâm Nào trực tiếp cung cấp dịch vụ chứng chỉ này. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp các tổ chức đào tạo liên kết với Trung tâm Đào tạo xuất nhập khẩu để các bạn có thể học và cấp chứng chỉ. Và đây cũng là một trong những cách bạn có thể nâng cao được trình độ chuyên môn khá hiệu quả, mà bạn có thể thử.
Sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ gì và tại sao?
Kế toán là một ngành học mà các bạn sinh viên Đại học hay Cao đẳng, đều được lĩnh hội chương trình đào tạo kế toán giống nhau, nội dung đều chung một thể thống nhất về những thông tư, quy định, hạch toán nghiệp vụ, tính toán... Trong năm đầu tiên các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận chương trình học của môn đại cương và tiếng Anh chuyên ngành, tin học văn phòng. Đến năm thứ hai thì các bạn sẽ bắt đầu được truyền tải các kiến thức cơ bản về kế toán, như nguyên lý kế toán, kế toán thống kê, cùng với một số môn học rèn luyện kỹ năng để hành nghề kế toán (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp…). Dần dần các bạn sinh viên sẽ được học đến các nghiệp vụ kế toán chuyên sâu hơn, đặc biệt là các bạn còn được học rất kỹ về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, kế toán sản xuất, kế toán tài chính ngân hàng…
KHÓA HỌC KẾ TOÁN XÂY DỰNG ONLINE
LIÊN HỆ NGAY: 0909.027.266 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Tuy các bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng về kế toán, nhưng có một thực tế mà các bạn nên biết. Giữa việc học lý thuyết và thực hành của ngành này nó có thể so sánh là “một trời và một vực”. Tức là bạn có thuộc hay nắm rõ các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán nhưng khi cần đưa ra lời giải cụ thể chính xác cho từng nghiệp vụ khác nhau thì không phải là chuyện đơn giản, nó sẽ khác xa rất nhiều. Các bạn cần phải va vấp với thực tế nhiều thì mới biết được những trường hợp đặc biệt trong kế toán và khi đó bạn mới thực sự thấy được bản chất của mỗi nghiệp vụ kế toán khác nhau. Đó cũng chính là lý do vì sao các bạn sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ vào thời điểm năm thứ ba của Đại Học, cao đẳng thì có thể là cuối năm hai.
Bởi các bạn cần phải có khối lượng kiến thức cơ bản về kế toán thì mới có thể lĩnh hội được hết những chứng chỉ sẽ mang lại cho bạn, nếu bạn còn chưa nghiệp vụ là gì thì làm sao có thể thực hành để lấy chứng chỉ được, đúng không nào?
Tìm hiểu thêm khóa học kế toán tổng hợp
Thông thường thì các bạn sinh viên năm cuối kế toán thường sẽ được trường tạo điều kiện để được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp để các bạn có thể nhìn thấy được điểm thực tế của công việc và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho tương lai. Vậy nên thời gian nên đi học như tôi đã chia sẻ ở trên sẽ hợp lý, và chứng chỉ các bạn nên học chính là chứng chỉ hành nghề kế toán, tại các tỉnh thành hay địa phương đều có địa chỉ cung cấp dịch vụ học và thi chứng chỉ để các bạn lựa chọn.
Trong quá trình bạn học sẽ được trung tâm chỉ dậy hết sức nhiệt tình, đặc biệt là sẽ cho các bạn cơ hội được làm việc thực tế với những con số có thực để các bạn phát hiện ra được những trường hợp nghiệp vụ kế toán phát sinh khác biệt. Và học được cách xử lý chúng thông quan các phần mềm kế toán phổ biến: Excel, Misa, Fast.
Đối với các bạn sinh viên có điều kiện thì có thể tham gia nhiều khóa đào tạo chứng chỉ, tuy nhiên thì chứng chỉ hành nghề phù hợp với tất cả các bạn sinh viên, chi phí để tham gia khóa học cũng không quá cao, thường sẽ được giao động từ 2 triệu đồng đến 3.5 triệu đồng.
Vậy nên, sau khi các bạn đã có chứng chỉ và học được nhiều nghiệp vụ kế toán phát sinh nên chắc chắn trong giai đoạn bạn đi thực tập tại các doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tiếp cận công việc hơn. Khi đó bạn có cơ hội được vận dụng những kiến thức bạn đã lĩnh hội thuận lợi hơn. Chưa kể khi bạn làm tốt thì điểm thực tập, điểm khóa luận của bạn cũng sẽ cao hơn. Thậm chí bạn làm việc tốt thì phía doanh nghiệp bạn thực tập cũng sẽ sẵn lòng cho bạn lên nhân viên chính thức. Vậy nên các bạn sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ hành nghề kế toán để tạo thêm nhiều cơ hội hơn dành cho mình.
XEM THÊM: học kế toán online lấy bằng chính quy
khóa đào tạo kế toán xây dựng thực hành
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ đào tạo khóa học kế toán, thuế tại trung tâm kế toán Vaft như:
TÌM HIỂU NGAY: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN UY TÍN TẠI TPHCM
Gợi ý một số chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp khác nếu chưa biết kế toán nên học thêm chứng chỉ nào?
CPA là kế toán viên công chứng được cấp phép, tên gọi đầy đủ tiếng Anh là Certified Public Accountants, có nghĩa là. Để có được chứng chỉ này các bạn sẽ phải đạt đủ điều kiện thì mới được dự thi. Và kết quả sẽ được công nhận bởi các hội nghề nghiệp của quốc tế hoặc nội địa.
Là 1 chứng chỉ hành nghề, giúp bạn có thể từ vị trí trợ lý kiểm toán viên thành kiểm toán viên và bạn sẽ trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán, quyền được ký báo cáo kiểm toán. Một số điều kiện mà bạn cần nắm được như:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng hệ đại học trở lên. Hoặc chuyên ngành kinh tế khác có số tiết về các ngành trên hơn 7%.
- Kinh nghiệm làm việc: tài chính, kế toán tối thiểu 5 năm, hoặc làm trợ lý kiểm toán từ 2 năm; trợ lý kiểm toán thì ít nhất 4 năm kinh nghiệm; kế kiểm toán- tài chính tối thiểu 5 năm.
XEM THÊM: học kế toán xây dựng ở đâu tốt nhất tphcm
Là một trong những chương trình đào tạo kế toán thực tế và phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay và đều được công nhận bởi các hiệp hội uy tín trên toàn cầu. Hiện nay ICAEW ACA có 140.000 thành viên có mặt tại 165 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên để có được chứng chỉ này các bạn sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện như: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc đang là sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp Đại Học; có hiểu biết và đam mê với thế giới kinh doanh và tài chính.
Thường thì chương trình học sẽ có 3 cấp độ tương đương với 15 môn. Tuy nhiên mỗi trình độ khác nhau sẽ có thời gian hoàn thành chứng chỉ khác nhau, có thể là vòng từ 3 đến 5 năm. Với công sức, thời gian và tiền bạc bạn đã bỏ ra thì sẽ có cơ hội được làm việc rất rộng mở và triển vọng trong tương lai. Tại các hãng kiểm toán như Big4 tại Việt Nam hoặc nhiều công ty lớn nhỏ khác trên toàn cầu… Hiện nay có khá nhiều tổ chức tuyển thêm học viên thay cho đợt tuyển dụng nhân viên chính thức, bởi các doanh nghiệp được ICAEW ủy quyền tại Việt Nam. Vậy nên các bạn cũng có thể tham khảo thêm chứng chỉ này để con đường sự nghiệp của bạn được thành công hơn.
Mỗi chúng ta ai cũng có những lựa chọn lối đi cho riêng mình và không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên để đưa ra được lưa chọn phù hợp và đúng đắn nhất thì chúng ta vẫn nên tham khảo thêm những chia sẻ kinh nghiệm bởi các chuyên gia. Vì nó cũng không hề thừa, thậm chí còn giúp được bạn rất nhiều trong tương lai sự nghiệp của mình. Trên đây là những chia sẻ về kế toán nên học thêm chứng chỉ gì? Hy vọng đã giúp bạn chọn được chứng chỉ phù hợp với mình!
Tìm hiểu thêm khóa học kế toán ngắn hạn online