Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu

Tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu được cập nhật theo Bảng 2. (trong điều kiện lao động bình thường) và Bảng 3. (trong trường hợp về hưu sớm) dưới đây:

Bảng 2. Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu theo tháng, năm sinh của NLĐ nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Bảng 3. Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu theo tháng, năm sinh của NLĐ trong trường hợp về hưu sớm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết từ ngày 1/7 tới, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng hiện nay, lên 2,34 triệu đồng một tháng. Cùng với đó, các trường hợp hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở cũng được tăng lên.

Theo đó, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Về trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng tăng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Với trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). “Tăng như vậy tất cả cùng vui, đều được hưởng như nhau cả”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nguồn lực còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã tiết kiệm triệt để có tiền tăng lương, và thực hiện các chính sách trợ cấp gắn với mức lương cơ sở.

Vì vậy, Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nếu bãi bỏ mức lương cơ sở mà chưa kịp thời sửa đổi các văn bản này, sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách liên quan.

Do đó, có thể gây tâm tư, thắc mắc của các đối tượng thụ hưởng, và không được sự đồng thuận của xã hội, tạo tâm lý bất ổn trong một bộ phận lớn nhân dân khi cải cách tiền lương.

Đặc biệt, sẽ phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và từ ngày 1/7/2024.

Khi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cũng sẽ có nhiều thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu của người hưởng lương khu vực công, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa thời điểm nghỉ hưu trước và từ ngày 1/7/2024.

Do đó, cần có giải pháp xử lý khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo tương quan giữa những người nghỉ hưu.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước, và Quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.

Việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.

Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng là 95%.

Trường hợp điều chỉnh bổ sung đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng sau khi điều chỉnh theo mức 8% dưới 3.500.000 đồng/tháng, thì kinh phí tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng. Quỹ Bảo hiểm xã hội tăng khoảng 6.900 tỷ đồng (chưa bao gồm mức trích đóng bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, BHXH cũng đề xuất sửa đổi quy định về cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được áp dụng đối với người lao động, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 1/7/2024.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo đề xuất, thì bình quân 5 năm, mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính đến yếu tố trượt giá). Đồng thời, lương hưu của người nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.

Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% (thời điểm thay đổi thang bảng lương toàn diện của người lao động trong khu vực Nhà nước).

Xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 (theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, mức đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp (căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%).

Theo BHXH, điều này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương, và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi. Bởi đây là mức điều chỉnh lương hưu chung cho mọi người hưởng lương hưu, bao gồm cả người lao động trước khi nghỉ hưu đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương do Nhà nước quy định, và người đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Theo báo cáo của BHXH, tính đến tháng 12/2023 đã có khoảng 2,7 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chiếm 20,7% tổng số người cao tuổi.

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội không ngừng mở rộng qua từng năm, đến hết năm 2023 là 18,2 triệu người, trong đó số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 1,7 triệu người.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi trong giai đoạn 2013-2022 cũng gia tăng nhanh, từ 23,4% năm 2013, lên gần 38,1% năm 2022 so với lực lượng lao động trong độ tuổi.

Cùng với việc gia tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội thì số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cũng gia tăng.

Nếu năm 2016 có gần 2,9 triệu người hưởng thì đến năm 2022 có khoảng 3,3 triệu người hưởng, tương ứng tỷ lệ tăng 13,62%, bình quân giai đoạn 2016-2022 tăng 2,16% mỗi năm.

Trong đó, số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội tăng nhanh hơn, bình quân giai đoạn tăng 5,32% mỗi năm.

Ngược lại với xu hướng của Quỹ Bảo hiểm xã hội, số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước giảm dần, bình quân giai đoạn 2016-2022 giảm 2,88% mỗi năm.