Phó Chủ Tịch Hội Nông Dân Việt Nam
Với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn", Diễn đàn sẽ được triển khai dưới sự điều hành của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.
Đồng chí Nguyễn Minh Triết giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI
Ngày 19/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức phiên trọng thể.
Tại phiên trọng thể, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2023 -2028 gồm 103 anh, chị chính thức ra mắt Đại hội.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X Nguyễn Minh Triết được hiệp thương giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI.
- Hồ Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam;
- Nguyễn Bá Cát, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó trưởng Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X;
- Nguyễn Tiến Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội;
- Trần Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh;
- Lê Công Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu khai mạc phiên trọng thể
Theo đồng chí Nguyễn Minh Triết, 5 năm qua, với tinh thần “bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”, tổ chức Hội, hội viên, sinh viên Việt Nam trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã ra sức phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, tạo dấu ấn nổi bật trong sinh viên và toàn xã hội.
Trong nhiệm kỳ, Hội Sinh viên Việt Nam phát triển cả về chất và lượng. Các cấp bộ Hội đã cụ thể hóa những định hướng lớn của Đảng, của Đoàn và Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X; chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, tình hình thực tiễn của sinh viên.
Hoạt động của Hội linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh trong bối cảnh đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Phương thức và hình thức tổ chức các hoạt động Hội ngày càng đa dạng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
Trong 5 năm, thông qua phong trào "Sinh viên 5 tốt", nhiều tấm gương sinh viên 5 tốt, thủ lĩnh sinh viên, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, sống đẹp, tình nguyện vì cộng đồng đã được ghi nhận, tuyên dương. 282.226 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp, 18.015 sinh viên được vinh dự kết nạp Đảng. Quy mô tổ chức Hội Sinh viên phát triển vượt bậc cả về số lượng cơ sở hội, tỷ lệ tập hợp sinh viên và chất lượng hội viên.
"Sinh viên Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế là lực lượng tiên phong, sáng tạo thực hiện các chủ trương định hướng, nhiệm vụ đột phá lớn mà Đảng, Đoàn, Hội đã định hướng trong nhiệm kỳ. Chúng ta có thể khẳng định Hội Sinh viên Việt Nam đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2018 - 2023", đồng chí Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.
Với nhiệm kỳ mới, đồng chí Nguyễn Minh Triết cho rằng, công tác Hội vẫn còn nhiều điều phải trăn trở, suy nghĩ để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhóm sinh viên có biểu hiện thờ ơ về chính trị, thiếu động lực học tập và ý chí phấn đấu, có lối sống chưa tốt; làm sao để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội để ngày càng gần gũi với sinh viên, hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong học tập, cuộc sống; để phong trào “Sinh viên 5 tốt” được sinh viên đón nhận rộng rãi hơn, được đánh giá, ghi nhận cao hơn bởi thị trường lao động và các cơ sở giáo dục; là các nhóm giải pháp để phát triển mạnh mẽ tổ chức Hội, tăng tỷ lệ tập hợp sinh viên, tham gia xây dựng Đoàn, xây dựng Đảng...
Đồng chí Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong thời gian tới, Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam có nhiều thời cơ thuận lợi và cả những thách thức, nguy cơ cần vượt qua. Bối cảnh đó đòi hỏi các cấp bộ Hội Sinh viên Việt Nam, hội viên, sinh viên cả nước phải đoàn kết, quyết tâm hơn, nỗ lực hơn, sáng tạo hơn trong chặng đường mới.
Hội Sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao vai trò, uy tín của mình; nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của sinh viên, quyết tâm hoàn thành sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao phó.
CôngThương - Hội nghị đã lấy biểu quyết của các doanh nghiệp (DN) thành viên Hiệp hội Thép. 100% các thành viên đều nhất trí bầu ông Hồ Nghĩa Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải- giữ chức Chủ tịch Hội đồng thường trực Văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam; ông Chu Đức Khải- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ Công Thương và ông Nguyễn Văn Sưa- nguyên Viện trưởng Viện Luyện kim đen thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam giữ chức Phó Chủ Hội đồng tịch thường trực tại Văn phòng Hiệp hội Hiệp hội Thép Việt Nam khóa 3, nhiệm kỳ 2013-2016, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ, ngành...
Trước đó, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch; ông Nguyễn Tiến Nghi và ông Đinh Huy Tam- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đều xin nghỉ vào tháng 11/2013 do tuổi cao. Vì thế, Thường trực Hiệp hội Thép VN có kiến nghị bầu hội viên mới, đáp ứng được công tác của hội, nhằm bảo vệ, duy trì sản xuất, kinh doanh ngành thép, góp phần cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Ông Nguyễn Mạnh Quân trao hoa chức mừng Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch mới của VSA.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quân- Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương- và nhiều ý kiến của các DN thành viên đều đánh giá cao những hoạt động của Hiệp hội Thép VN những năm qua. Bởi trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã nỗ lực hoạt động với mục tiêu bình ổn thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các công ty thép bằng cách trực tiếp có ý kiến với các bộ, ngành về các quy định, quy chuẩn, các văn bản liên quan đến ngành công nghiệp thép; tham gia các vụ tranh tụng Thương mại Quốc tế… Đặc biệt, trong 3 năm gần đây Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thép đạt trên 2 tỷ USD/năm nên đã có sự tranh tụng về bán phá giá và hỗ trợ Chính phủ đã xảy ra.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ; mở rộng đầu tư tăng năng lực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả, Hiệp hội Thép hàng tháng có thống kê đẩy đủ tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, các khu vực và có sự phân tích thị phần chi tiết… Từ đó uy tín của Hiệp hội Thép với các công ty trong ngành và các cơ quan quản lý ngày càng nâng cao, tạo niềm tin cho các thành viên.
Trải qua 13 năm hoạt động, VSA đã thu hút được 114 hội viên tham gia. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế suy thoái khó khăn kéo dài nên một số thành viên đã xin rút khỏi hiệp hội, đến nay còn 94 thành viên là nhữngngười hoạt động tại các công ty sản xuất trong 3 lĩnh vực: thép xây dựng (phôi thép và cán thép), ống thép và thép tấm lá, tôn mạ kim loại và tôn phủ màu, trong bối cảnh khó khăn vậy VSA vẫn giữ được số đông thành viên này là rất thành công.
Ông Quân cũng cho rằng, Hiệp hội với chức năng ngoài công việc thường xuyên hỗ trợ các khó khăn vướng mắc của DN, nhưng trong đó cũng có hai thách thức lớn: Thứ nhất, quy mô DN lớn, nên việc hỗ trợ lẫn nhau là cả một thách thức. Thách thức thứ hai là vai trò của hiệp hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi, cho các DN thép ngày càng phát triển trong điều kiện ngành thép ngày càng hội nhập sâu, sẽ không tránh khỏi việc xảy ra những vụ kiện, cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Đặc biệt, sự đoàn kết giữa các DN thành viên không thể thiếu vai trò quan trọng của hiệp hội.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Hội Nông dân Việt Nam (tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam trước 1991) là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân hiện nay là ông Lương Quốc Đoàn (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).[1]
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay).
Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 người: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.
Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.
Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.
Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo) nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 thành viên: Ngô Duy Đông (Trưởng ban), Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), Lê Du là Ủy viên.
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.
Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.
Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.